Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2017

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN (PHẦN 2)

(Tiếp theo phần 01....) 1.2.            Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật về hôn nhân và gia đình: -             Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ; chia tài sản sau khi ly hôn. -             Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. -             Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn . -             Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ. -             Tranh chấp về cấp dưỡng. -             Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. -             Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật. -             Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật ; y êu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn ; y êu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của phá

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN (PHẦN 1)

Trong hoạt động t ố tụng dânsự , Tòa án có một vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết để nâng cao trách nhiệm xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà nước, công cộng, nhân dân, đảm bảo tính công khai, minh bạch của một cơ quan lập pháp nước ta. Vì thế, việc xác định thẩm quyền của tòa án là rất cần thiết để nâng cao trách nhiệm xét xử được công bằng hơn cho những vụ án riêng biệt, mang tính chất phức tạp, đồng thời tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước khác. Theo đó, khi các đương sự biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết, tòa án có trách nhiệm xem xét thụ lý vụ án theo đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) quy định (Điều 4). Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết vụ án khi có yêu cầu của đương sự về việc giải quyết vụ án hoặc tự các đương sự thỏa thuận với nhau về cách giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của tòa án được xác định theo vụ việc,

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Tùy theo sự thỏa thuận của các bên để lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại là Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Luật thương mại quy định cụ thể về cách thức giải quyết và thẩm quyền giải quyết từ Điều 317 đến Điều 319 như sau: -             Thương lượng giữa các bên. -             Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải. -             Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án . Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định. Cuối cùng, nếu hai bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng cách đưa ra tòa hoặc trọng tài thương mại thì thời hạn để các bên thực hiện việc khiếu nại và khởi kiện như sau: Thời hạn khiếu nại ( Điều 318 Luật thương mại 2005) Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC CHẾ TÀI THƯƠNG MẠI

Chế tài thương mại thường được một trong các bên áp dụng khi xuất hiện những yếu tố sau: -             Hành vi vi phạm hợp đồng : hành vi này có thể thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ dẫn đến hợp đồng không thực hiện đúng như đã cam kết. -             Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra: hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại. -             Lỗi của bên vi phạm: yếu tố lỗi cần được chứng minh. Bên cạnh đó, bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 294 Luật thương mại 2005 nếu chứng minh được, cụ thể như sau: -             Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; -             Xảy ra sự kiện bất khả kháng; -             Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; -             Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồn

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG QUÁ CẢNH HÀNG HÓA

Theo Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì v iệc thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa thuộc sự giám sát và chỉ đạo của các cơ quan chức năng sau: -             Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong suốt thời gian lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam; vào và ra khỏi Việt Nam theo đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định; lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào, nguyên đai, nguyên kiện. -             Chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác áp dụng cho hàng hóa quá cảnh theo quy định hiện hành của Việt Nam. -             Hàng hóa quá cảnh không được tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cần thiết tiêu thụ tại Việt Nam phải xin phép Bộ Công Thương. -             Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cho những Hiệp định quá cảnh có quy định khác với quy định tại Điều này. -             Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng hóa quá cảnh, t

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG QUÁ CẢNH HÀNG HÓA

Đối với bên thuê dịch vụ quá cảnh:   Theo Điều 25 2 Luật thương mại 2005 quy định thì t rừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền và nghĩa vụ sau đây : Quyền: -             Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận; -             Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; -             Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

ĐỊNH NGHĨA PHÁP LÝ VỀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA

Theo Điều 241 Luật thương mại 2005 thì   Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh. Tại Điều 249 Luật thương mại 2005 quy định   Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao. Hai bên chủ thể của hoạt động quá cảnh hàng hóa bao gồm: -             Bên cung ứng dịch vụ: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistic (Điều 39 Nghị định 187/2013/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế); -             Bên thuê dịch vụ: là tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu hàng hóa quá cảnh. Và, tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn quá cảnh hàng

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (PHẦN 2)

Hình thức thực hiện nhượng quyền thương mại t hông qua ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Theo Điều 285 Luật thương mại 2005 thì   Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các cơ chế thực hiện hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng, nội dung của hợp đồng ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các chi phí phát sinh trong quá trình nhượng quyền, thời hạn có hiệu lực cũng như chấm dứt của hợp đồng. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền , cụ thể tại điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì Bộ Thương mại thực hiện việc đăng ký trên.   Bên cạnh đó, b ên dự kiến nhượng quyền thương mại phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.   Mức thu sẽ căn

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (PHẦN 1)

Một số khái niệm liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như luật thương mại và các văn bản hướng dẫn khác như nghị định 35/2006/NĐ-CP hoặc nghị định 120/2011/NĐ-CP như sau: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: -             Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; -             Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. (Điều 284 Luật thương mại 2005) Bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Việc quy định trách nhiệm của các bên trong hoạt động đấu thầu không được ghi cụ thể trong Luật thương mại 2005. Vì thế, để đảm bảo tính hợp pháp và trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác của các bên thì ta dựa vào Luật đấu thầu 2013 về những quy định chung đối với các bên tham gia họa động đấu thầu. Cụ thể: Đối với bên mời thầu: Trách nhiệm của bên mời thầu ( Điều 75 Luật đấu thầu 2013) -             Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; -             Quyết định thành lập tổ chuyên gia; -             Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ; -             Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu; -             Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu; -             Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của m

ĐẤU THẦU TRONG THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?

Đấu thầu trong thương mại được quy định tại Điều 214 Luật thương mại 2005 như sau: Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu). Các quy định về đấu thầu trong Luật này không áp dụng đối với đấu thầu mua sắm công theo quy định của pháp luật. Đối với chủ t hể t hực hiện hành vi đấu thầu bao  gồm: ·            Bên mời thầu: là bên có nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện một công việc nhất định. Theo khoản 1 Điều 214 Luật thương mại thì bên mời thầu không bắt buộc phải là thương nhân, nhưng thực tế hầu hết bên mời thầu tham gia vào các hoạt động đấu thầu đều là thương nhân nhằm mục đích sinh lời. ·            Bên dự thầu: là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịc

TRÌNH TỰ MỘT PHIẾN ĐẤU GIÁ THƯƠNG MẠI

Cuộc đấu giá được tiến hành theo trình tự sau đây: ·            Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 193 Luật thương mại 2005). ·            Xác định giá khởi điểm của hàng hóa do người bán hàng xác định. Trong trường hợp người tổ chức đấu giá được uỷ quyền xác định giá khởi điểm thì phải thông báo cho người bán hàng trước khi niêm yết việc bán đấu giá (Điều 194 Luật thương mại 2005). ·            Niêm yết, thông báo, công khai việc bán đấu giá: chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi tiến hành bán đấu giá hàng hóa. ·            Trước khi bán đấu giá, người tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người muốn tham gia đấu giá phải đăng ký tham gia, đồng thời nộp một khoản tiền đặt trước không quá 2% giá khởi điểm của hàng hóa được đấu giá. Trường hợp người tham gia đấu giá mua được hàng hoá bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua, nếu không mua được thì khoản tiền đặt trước được trả lại

TRÌNH TỰ MỘT PHIÊN ĐẤU THẦU THƯƠNG MẠI

Trước khi ký kết hợp đồng thì các bên thực hiện một số hoạt động nhằm đảm bảo tính thủ tục của hoạt động đấu thầu: được pháp luật quy định cụ thể từ Điều 217 đến Điều 232 Luật thương mại 2005 gồm các bước sau: Bước 1: Mời thầu Để tiến hành mời thầu, bên mời thầu cần chuẩn bị: Ø   Sơ tuyển nhà thầu: Theo Điều 217 Luật thương mại 2005: Bên mời thầu có thể tổ chức sơ tuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọn những bên dự thầu có khả năng đáp ứng các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra. Ø   Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu bao gồm: -             Thông báo mời thầu; -             Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu; -             Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu; -             Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầ u. (Điều 218 Luật thương mại 2005)

CƠ CHẾ ĐẤU GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI

Theo sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thì:       Hình thức đấu giá:  Hoạt động đấu giá hàng hóa thông qua hai hình thức: -      Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa: được xác lập giữa người người bán hàng và người làm dịch vụ bán đấu giá. -      Văn bản bán đấu giá hàng hóa: Được xác lập giữa các bên liên quan gồm người bán hàng, người mua hàng và người tổ chức bán đấu giá. Đối với h ợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định tại khoản 1 Điều 193 Luật thương mại 2005. Chi phí thực hiện: là khoản thù lao cho việc thực hiện hoạt động đấu giá một cách thuận lợi, dễ dàng. Đây là mục đích mà các chủ thể hướng đến được ghi rõ trong các điều khoản do hai bên thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận khác thì chi phí liên quan đến đấu giá hàng hóa được xác định theo điều 212 Luật thương mại 2005 như sau:

ĐẤU GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI LÀ GÌ ?

Căn cứ vào chủ thể đấu giá, mục đích của việc đấu giá, chúng ta có thể chia hoạt động bán đấu giá thành: -          Đấu giá trong dân sự. -          Đấu giá trong thương mại. Việc phân biệt cả hai hoạt động đấu giá để áp dụng những văn bản pháp luật phù hợp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Riêng đối với hoạt động đấu giá trong thương mại được điều chỉnh theo luật thương mại, những chủ thể hoạt động vì mục đích lợi nhuận và ràng buộc các quyền, nghĩa vụ cho nhau. Đối với chủ t hể t hực hiện hành vi đấu giá: Về quy định người tổ chức đấu giá và người bán hàng: Điều 186 Luật thương mại 2005 nêu rõ: ·            Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá. ·            Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật. Về quy định người tham

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG THƯƠNG MẠI

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp luật tương đương (Điều 179 Luật thương mại 2005) . Hợp đồng gia công là hợp đồng song vụ : bên nhận gia công phải thực hiện các hành vi pháp lý theo yêu cầu của bên giao gia công, bên giao gia công có nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm hoàn thành và trả tiền công cho bên gia công. Hợp đồng gia công là hợp đồng có đền bù : bên giao gia công phải trả tiền công cho bên gia công khi bên gia công đã thực hiện xong sản phẩm như mẫu đã thỏa thuận. Hợp đồng gia công là hợp đồng ưng thuận  : Hợp đồng gia công có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Hợp đồng gia công không bao giờ có thể được thực hiện và chấm dứt ngay tại thời điểm giao kết, mà luôn đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để bên nhận gia công có thể thực hiện được việc gia công của mình. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì thời hạn được tính là khoảng thời gian hợp lý để thực hiện

GIA CÔNG TRONG THƯƠNG MẠI

Gia công trong thương mại là một trong các hành vi thương mại cụ thể, được quy định trong Luật thương mại và các văn bản pháp luật liên quan khác. Điều 178 Luật thương mại nêu khái niệm về gia công trong thương mại : là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Điều 542 Bộ luật dân sự 2015 ghi rõ: Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. Vậy tóm lại, h ợp đồng gia công trong thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật kiệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt gia công với m