Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2017

TRÌNH TỰ THUÊ NHÀ Ở XÃ HỘI THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC CỦA ĐỐI TƯỢNG LÀ HỌC SINH, SINH VIÊN

Trình tự, thủ tục cho học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là sinh viên) thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Điều 18 Thông tư 19/2016/TT-BXD. a) Đối với nhà ở sinh viên do Nhà nước đầu tư xây dựng từ ngày 10 tháng 6 năm 2009 (là ngày Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê có hiệu lực thi hành) thì thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây: Bước 1: Nộp đơn đề nghị thuê nhà ở xã hội Sinh viên có nhu cầu thuê nhà ở nộp đơn đề nghị thuê nhà theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có) theo một trong các hình thức sau đây: -           Nộp tại cơ sở giáo dục, đào tạo đang theo học; cơ sở giáo dục, đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận đơn, kiểm tra, lập danh sách sinh viên và gửi cho đơn

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THUÊ, MUA NHÀ Ở XÃ HỘI THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

1. Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước Căn cứ Điều 49, Khoản 1 Điều 50, Điều 51 Luật Nhà ở 2014 và Điều 52 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: Thứ nhất , đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua được quy định như đối với nhà ở xã hội nói chung. Trường hợp không có đủ chỗ ở để bố trí theo yêu cầu thì thực hiện cho thuê theo thứ tự ưu tiên, gồm sinh viên là con gia đình thuộc diện chính sách, diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước; sinh viên vùng sâu, vùng xa, ngoại tỉnh; sinh viên học giỏi; sinh viên học năm đầu tiên; Thứ hai , trường hợp thuê nhà ở xã hội nhưng đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 10 m 2 sàn/người. Trường hợp đối tượng là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không áp

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

1. Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước Căn cứ Khoản 1 Điều 57 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó, bao gồm đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 (ngày ban hành Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương) và các đối tượng được bố trí nhà ở từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP, trừ trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật. Điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định 99/2015/NĐ-CP như sau: -           Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở và có tên trong hợp đồng này thì không phải ký lại hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp hợp đồng thuê nhà ở hết hạn và các bên phải ký lại hợp đồng theo quy định; - 

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

1. Điều kiện nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được bán Căn cứ Khoản 1 Điều 62 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, các loại nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện không được bán bao gồm: -           Nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ, quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm quốc gia hoặc công trình trọng điểm cấp tỉnh; -           Nhà ở đã có quyết định thu hồi đất, thu hồi nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; -           Nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đang bố trí làm nhà ở và thuộc diện đang thực hiện xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; -           Nhà ở gắn liền với di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm nhà ở công vụ, công sở, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, công viên, công trình phục vụ mục đích công cộng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; -           Nhà chung cư bị hư hỏng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

1. Các trường hợp thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Căn cứ Khoản 1 Điều 84 Luật Nhà ở 2014, việc thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau: a) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện; b) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở; c) Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua; d) Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở; đ) Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án; e) Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; g) Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩ

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TRONG NƯỚC

Bước 01: Kiểm toán dự án Căn cứ pháp lý: Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình ban hành đính kèm Quyết định số 02/2017/QĐ-KTNN ngày 13/03/2017. Mục đích kiểm toán: -           Tình hình thực hiện dự án: Tên dự án, chủ đầu tư dự án; mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư; tổng mức đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành; -           Việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ trong quản lý dự án đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan; -           Giá trị tài sản hình thành qua dự án đầu tư xây dựng; -           Tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng. Bước 02: Xin chấp thuận chủ trương cho phép chuyển nhượng a. Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định việc đầu tư (quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, văn bản chấp thuận đầu tư) Cơ quan giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền – Phòng Đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư của tỉnh nơi có dự án

PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG TOÀN BỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản Ngoài những điều kiện tại khoản 1 điều 48 Luật Đầu tư 2014 về việc dự án bị chấm dứt thì việc chuyển nhượng dự án này phải tuân thủ những điều kiện tại Điều 188, 194 Luật Đất đai 2013 và điều 26 Nghị định 01/2017/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và điều 49 Luật kinh doanh Bất động sản 2014. a. Đối với chủ đầu tư bên chuyển nhượng Dự án phải đảm bảo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt; Dự án đã hoàn thành xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt; Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính

THIÊN ĐƯỜNG THUẾ (TAX HEAVEN) LÀ GÌ?

Một số “thiên đường thuế” nổi tiếng trên thế giới chủ yếu tập trung ở vùng biển Caribe và Thái Bình Dương, bao gồm Bermuda, British Virgin Islands (BVI), Quần đảo Cayman, Jersey, Luxembourg, New Zealand, Singapore, Bahamas, Panama, Tiểu bang Delaware (Mỹ), Luxembourg, Thụy Sỹ, London (Anh), Ireland, Bỉ, Hồng Kông, Guernsey, Isle of Man… Thiên đường trốn thuế tồn tại và phát triển nhờ vào tài sản của các quốc gia Tây phương, đứng đầu là Hoa Kỳ và Châu Âu. Trong đó có ba quần đảo có lượng vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là Quần đảo Cayman, British Virgin Islands (BVI) và Bermuda. 1. Khái niệm Nơi tránh thuế (tax haven): Một nước hoặc một khu vực thẩm quyền tài phán cho những cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài có rất ít hoặc không có trách nhiệm pháp lý về thuế. Còn được gọi là khu vực thẩm quyền tài phán bí mật hoặc nơi ẩn náu hải ngoại. Chính phủ các nước như Mỹ, EU... cũng rất đau đầu về các tax haven này. Nó làm thất thu ngân sách rất nghiêm trọng. Với một đất nước vẫn chủ y