Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2017

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHIÊN TÒA DÂN SỰ PHÚC THẨM

Khi nhận được đơn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm , Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền phải thực hiện những công việc trước khi gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị cho tòa án cấp phúc thẩm. Cụ thể như sau: -             Kiểm tra đơn kháng cáo (Điều 275 BLTTDS 2015): khi nhận hồ sơ phúc thẩm , thẩm phán cần kiểm ra hồ sơ về hình thức (quyết định kháng nghị, đơn kháng cáo có hợp lệ không, còn thời hạn được kháng cáo, kháng nghị không) lẫn nội dung (nội dung kháng cáo, quyết định kháng nghị và nội dung của vụ án). Trong quá trình xem xét đơn, Tòa án cấp sơ thẩm có thể yêu cầu người kháng cáo làm lại, bổ sung hoặc sửa đổi đơn kháng cáo (chưa đầy đủ các nội dung theo quy định); hoặc trả lại đơn kháng cáo (nếu người kháng cáo không chịu sửa chữa, bổ sung hoặc trường hợp người kháng cáo không thuộc đối tượng có quyền được kháng cáo); hoặc áp dụng những quy định về kháng cáo quá hạn để giải quyết những trường hợp quá thời hạn kháng cáo.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM

Khi hòa giải không đạt kết quả và không có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Quyết định này được gửi cho các đương sự, viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mà không phân biệt vụ án đó có sự tham gia của viện kiểm sát hay không. Trong trường hợp viện kiểm sát tham gia phiên tòa thì sau 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án từ tòa án thì viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ đó.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ BẢN ÁN SƠ THẨM

Nhằm cụ thể hóa nguyên tắc “thực hiện chế độ hai cấp xét xử” của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), bản án , quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm sẽ không có hiệu lực thi hành ngay. Theo đó, khi bản án sơ thẩm được tuyên, đương sự và Viện kiểm sát có một khoảng thời gian để thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị của mình theo thủ tục phúc thẩm khi không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm. Việc xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án dân sự mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Việc phúc thẩm trên nhằm đảm bảo các quyết định, bản án của tòa án chưa có hiệu lực pháp luật được xem xét lại một cách thận trọng, đảm bảo sửa chữa kịp thời những sai sót trong quá trình giải quyết vụ án.

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử Tại Điều 203 BLTTDS 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án thông thường (trừ những vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài) như sau: -             Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình: thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; có thể được gia hạn thêm nhưng không quá 02 tháng. -             Đối với vụ án kinh doanh, thương mại, lao động: thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án ; có thể được gia hạn thêm nhưng không quá 01 tháng. 2.   Các hoạt động chuẩn bị xét xử Phân công thẩm phán giải quyết vụ án Theo Điều 197 BLTTDS 2015, t rong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án trên nguyên tắc khách quan, vô tư, ngẫu nhiên. Theo đó, thẩm phán phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của chánh án như sau: -             Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 BLTTDS 2015;

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ

1.   Khởi kiện vụ án dân sự Các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Tuy nhi ên, không phải chủ thể nào cũng có thể khởi kiện vụ án dân sự và bất kỳ vụ án dân sự nào cũng được đưa ra giải quyết mà ràng buộc các điều kiện sau: -              Chủ thể nộp đơn khởi kiện có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Mặt khác, chủ thể yêu cầu phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự khi nộp đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau: Về năng lực pháp luật, theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Dân sự 2005:  Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.  Về n ăng lực hành vi dân sự được quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỐNG ĐẠT TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.       Quy định của pháp luật: 1.1.              Khái niệm Trong tố tụng dân sự , hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng là hoạt động quan trọng và diễn ra khá thường xuyên: -             Cấp văn bản tố tụng là hoạt động mà cơ quan tiến hành tố tụng giao cho cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự văn bản tố tụng để họ sử dụng; -             Tống đạt văn bản tố tụng là hoạt động mà cơ quan tố tụng giao cho cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự văn bản tố tụng và buộc họ phải nhận được văn bản đó; -             Thông báo văn bản tố tụng là hoạt động thông báo của cơ quan tiến hành tố tụng đến những cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự và những vấn đề liên quan đến họ. Những hoạt động trên đảm bảo được việc các đương sự biết được quyền lợi và nghĩa vụ tố tụng của họ thông qua việc nhận được, biết được nội dung các văn bản tố tụng, từ đó thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng đó. Những văn bản tố tụng cần tống đạt là những văn bả

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN (PHẦN CUỐI)

(Tiếp theo phần 3....) 2.         Xác định thẩm quyền của Tòa án theo các cấp: Theo đó TAND các cấp phân chia theo đơn vị hành chính lãnh thổ và theo khu vực, cụ thể: 2.1.            Theo đơn vị hành chính lãnh thổ:  2.1.1.            Tòa án nhân dân cấp huyện (TAND cấp huyện): được quy định cụ thể tại Điều 35 và Điều 36 BLTTDS 2015 thì tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự, trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh có tính chất phức tạp đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cao. Đặc biệt, những vụ tranh chấp đặc biệt thuộc phạm vi thẩm quyền của TAND cấp huyện như: việc hủy hôn trái pháp luật, giải quyết ly hôn, các tranh chấp trong hôn nhân gia đình như quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, nhận cha, mẹ,

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN (PHẦN 3)

(Tiếp theo phần 2...) 1.3.            Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật lao động: -             Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động ; -             Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động . -             Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. -             Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. -             Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. -             Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.