Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2018

THỦ TỤC HỎI CUNG BỊ CAN ĐƯỢC DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?

Sau khi có quyết định khởi tố bị can, Điều tra viên phải tiến hành hỏi cung bị can ngay. Việc hỏi cung phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục đã được quy định của pháp luật tụng hình sự. Trình tự, thủ tục hỏi cung bị can được quy định tại Điều 182, 183, 184 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015). 1. Thời gian và địa điểm hỏi cung Theo quy định tại Điều 183 của Bộ luật TTHS 2015, việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên hoặc những người khác có trách nhiệm tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Việc hỏi cung bị can có thể được tiến hành tại cơ quan điều tra (CQĐT), nhà tạm giữ, trại tạm giam, trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường hoặc tại nhà ở, nơi làm việc của bị can hoặc tại nơi xảy ra tội phạm. Hỏi cung tại nhà ở khi cần thiết phải hỏi ngay sau khi bắt, khám xét để thực hiện kế hoạch điều tra như truy bắt đồng bọn, khám thu hồi vật chứng. Ngoài ra, còn có thể hỏi tại nhà ở để thực hiện điều tra hoặc tạo điều kiện cho bị can khôi phục trí nhớ…

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI HỎI CUNG BỊ CAN KHI ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự do Điều tra viên và những người có thẩm quyền khác tiến hành sau khi có quyết định khởi tố bị can nhằm mục đích thu thập các tình tiết về nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và các tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. 1. Việc hỏi cung bị can nhằm phục vụ cho những mục đích gì ? Thứ nhất, thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết đúng đắng vụ án hình sự. Bị can là người biết rõ về toàn bộ quá trình chuẩn bị, thực hiện và che giấu hành vi phạm tội, những mục đích, động cơ đã thúc đẩy bị can phạm tội; những công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội, phương pháp đã được bị can sử dụng khi thực hiện hành vi phạm tội, những tài sản đã chiếm đoat được…Vì vậy, khi hỏi cung bị can,   Điều tra viên cần áp dụng mọi biện pháp mà pháp luật cho phép để có thể thu thập được tất cả những thô

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

1. Quyền khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử Theo khoản 4 Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS) “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm” . Thực tiễn, Hội đồng xét xử hiếm khi ban hành quyết định khởi tố bởi những lẽ sau: Một là, muốn ra được quyết định khởi tố vụ án hình sự cần phải tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh các thông tin về tội phạm. Việc này đòi hỏi phải có thời gian và phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, có thể là những hoạt động rất phức tạp, cộng với việc phải xét xử một khối lượng lớn các vụ án và áp lực phải làm tốt công tác xét xử, hội đồng xét xử ít quan tâm đến vấn đề này là điều không thể tránh khỏi.Ngoài ra, chức năng chính của Tòa án là xét xử nên việc ra quyết định khởi tố vụ án ngay tại phiên tòa gây khó khăn cho chính Tòa án bởi những lí do chuyên môn và nghiệp vụ.

CƠ QUAN NÀO CÓ THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ ?

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là quyền quyết định việc khởi tố vụ án hình sự của các chủ thể theo quy định của pháp luật. Chủ thể có quyền khởi tố vụ án hình sự, bao gồm: Cơ quan điều tra; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát; Hội đồng xét xử. 1. Cơ quan điều tra Thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra được quy định tại khoản 1 Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015) như sau: “Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này” . a)     Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân Cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) trong Công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến chương XXIV của Bộ luật hình sự 2015, trừ các tội phạm thuộ

KIỂM TRA, XÁC MINH NGUỒN TIN TỘI PHẠM ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO ?

Việc kiểm tra, xác minh các tin báo về tội phạm được pháp luật quy định. Sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh nguồn tin để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm là hai mươi ngày kể từ khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm , kiến nghị khởi tố. Đối với tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì ngày tính thời hạn kiểm tra, xác minh là ngày cơ quan, phương tiện thông tin đại chúng phát nguồn tin đó. Trong trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra xác minh nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác, tin báo có thể dài hơn nhưng không quá hai tháng. đây là những trường hợp mà nội dung kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo hoặc kiến nghị khởi tố đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn nhất định thì mới có thể đưa ra kết luận chính xác hoặc việc kiểm tra, xác minh nguồn tin li

KHI NÀO THÌ MỘT HÀNH VI BỊ KHỞI TỐ HÌNH SỰ ?

Khi chưa xác định được dấu hiệu của tội phạm thì việc tiến hành các hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp cưỡng   chế   đối   với   người bị nghi thực hiện tội phạm có thể dẫn đến oan, sai, vi phạm quyền dân chủ của công dân. Để loại trừ những trường hợp oan, sai, vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân, điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Chỉ được   khởi   tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Như vậy dấu hiệu của tội phạm chính là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Khi xác định dấu hiệu tội phạm thì chỉ cần xác định có sự việc phạm tội xảy ra mà chưa cần xác định ai là người thực hiện hành vi phạm tội. Sau khi đã khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động điều tra để xác định người thực hiện tội phạm. 1. Những căn cứ khởi tố vụ án hình sự Để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền phải xác định cho được vấn đề sau đây: Có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra và hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm .

HIỂU THẾ NÀO VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ ?

1. Khái niệm Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hình thức văn bản tố tụng, xác định sự việc xảy ra trong thực tế có dấu hiệu của tội phạm. Quyết định này có ý nghĩa rất quan trọng, làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền và người tham gia tố tụng. Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án sẽ là cơ sở pháp lí đầu tiên để thực hiện việc điều tra. Các hoạt động điều tra và áp dụng các biện pháp ngăn chặn chỉ được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Nếu xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra q

CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHỨNG MINH TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự là một vấn đề phức tạp, vừa mang tính lý luận, tính thực tiễn, đồng thời có tính quyết định trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự. Việc nhận thức đúng và đầy đủ lý luận về chứng cứ nói chung trong đó có quá trình chứng minh trong vụ án hình sự, sẽ bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử được khánh quan chính xác, không để lọt tội phạm, không làm oan, sai đối với người vô tội. Hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự là hoạt động có mục đích làm sáng tỏ nội dung vụ án và những tình tiết có liên quan đến vụ án. 1. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự bao gồm những sự kiện và tình tiết khác nhau; mỗi sự kiện, tình tiết nói riêng cũng như toàn bộ vụ án đều phải được nghiên cứu, làm sáng tỏ một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện và chính xác. Để chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự thì vấn đề quan tâm hàng đầu