Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG QUÁ CẢNH HÀNG HÓA

Theo Điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì việc thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa thuộc sự giám sát và chỉ đạo của các cơ quan chức năng sau:
-            Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong suốt thời gian lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam; vào và ra khỏi Việt Nam theo đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định; lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào, nguyên đai, nguyên kiện.
-            Chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác áp dụng cho hàng hóa quá cảnh theo quy định hiện hành của Việt Nam.
-            Hàng hóa quá cảnh không được tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cần thiết tiêu thụ tại Việt Nam phải xin phép Bộ Công Thương.
-            Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cho những Hiệp định quá cảnh có quy định khác với quy định tại Điều này.
-            Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng hóa quá cảnh, thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh, gia hạn hàng hóa quá cảnh.
-            Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn tuyến đường quá cảnh.
()
Điều 61 Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại mà cụ thể là hành vi vi phạm về quá cảnh hàng hóa. Việc quy định làm cụ thể hóa các trường hợp vi phạm cũng như mức độ xử phạt cho từng hành vi đó:
·        Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh hàng hóa không đúng tuyến đường, cửa khẩu được phép quá cảnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

·        Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Quá cảnh loại hàng hóa phải có giấy phép không đúng tuyến đường, cửa khẩu được phép quá cảnh;
b) Hàng hóa quá cảnh lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn được phép.
·        Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh loại hàng hóa theo quy định phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép.
·        Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam.
·        Hình thức xử phạt bổ sung:
·        Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
·        Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc quá cảnh hàng hóa đúng tuyến đường, cửa khẩu đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc quá cảnh hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt quy định;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập khẩu đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc nộp lại số tiền bằng giá trị hàng hóa, phương tiện quá cảnh đã bị tiêu thụ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Đối với các trường hợp thuộc các trường hợp cấm trong hoạt động quá cảnh như thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh hoặc tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh, tùy theo mức độ thì sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu hoặc phạt tiền như trên.



 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét