Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
a. Thẩm quyền và điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
-           Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
-           Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
-           Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
-           Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
-           Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-           Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

PHÁP LUẬT VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tại Khoản 2 Điều 3 Luật đầu tư 2014 định nghĩa Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Theo đó, việc triển khai thực hiện dự án đầu tư được thực hiện sau khi hoàn tất các thủ tục đầu tư. Trong giai đoạn này việc triển khai thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư phải theo đúng mục tiêu, tiến độ đã cam kết và các quy định tại giấy chứng nhận đầu tư đồng thời phải tuân thủ các quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan.

1. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, trừ các trường hợp sau:
-           Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
-           Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
-           Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư;
-           Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác;

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2015/NĐ-CP).
Do đó, nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối.
Theo đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước, đảm bảo việc cấp phép và quá trình hoạt động diễn ra thuận lợi, tránh có sự vi phạm pháp luật của các chủ thể.

1. Nguyên tắc thực hiện
Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

Quyết định chủ trương đầu tư do các cơ quan có thẩm quyền bao gồm:
1. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo pháp luật về đầu tư công, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
-           Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: Nhà máy điện hạt nhân; Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
-           Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;

-           Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
-           Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Về thủ tục, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật đầu tư 2014 và lập báo cáo thẩm định trình Chính phủ. Chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

1. Chính sách ưu đãi đầu tư
a. Đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2014, được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 118/2015/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư bao gồm:
-           Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư;
-           Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu  tư;
-           Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư;
-           Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;
-           Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.

b. Quy định về ngành, nghề ưu đãi đầu tư
Vấn đề này được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư 2014 như sau:
-           Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

1. Điều kiện đầu tư kinh doanh
Cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền kinh doanh trong nghành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh. Những điều kiện cần pháp đáp ứng cụ thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư là:
Thứ nhất, có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi một cá nhân, tổ chức nào đó muốn bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh thì cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014.

Thứ hai, có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó.
Thứ ba, chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Những người yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề là người đứng đầu, cán bộ chuyên môn hoặc giám đốc của doanh nghiệp đó.
Thứ tư, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Mỗi cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh đều có thể có những sai sót và những rủi ro nhất định. Lúc này công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả đối với những sai sót và rủi ro nói trên nếu như giữa cá nhân, tổ chức và công ty bảo hiểm có thiết lập một hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thường được áp dụng đối với một số ngành nghề chuyên môn đòi hỏi trách nhiệm cao của người hành nghề.
Thứ năm, xác nhận vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Theo pháp luật hiện hành thì không phải bất cứ loại ngành nghề nào cũng phải yêu cầu vốn pháp định.
Thứ sáu, chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ bảy, Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Luật đầu tư 2014 Chương IV Mục 1 có những quy định mới về hình thức đầu tư. Theo đó, có hai hình thức đầu tư là đầu tư “trực tiếp” và đầu tư “gián tiếp”.
Hình thức đầu tư trực tiếp bao gồm có các hoạt động đầu tư sau đây:
-           Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

-           Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
-           Đầu tư theo hình thức các Hợp đồng như: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) hoặc Hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, kinh doanh (BTO) hoặc Hợp đồng xây dựng, chuyển giao (BT);
-           Đầu tư phát triển kinh doanh;
-           Đầu tư mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư;
-           Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
Hình thức đầu tư gián tiếp gồm có các hoạt động đầu tư sau đây:
-           Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác;
-           Đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán;
-           Đầu tư thông qua các định chế tài chính trung gian khác.

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO VÀ NGƯỜI GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

1. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
a. Quyền của người tố cáo
Theo Khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo 2011, người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
 pháp luật giải quyết tố cáo
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

b. Nghĩa vụ của người tố cáo
            Theo Khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo 2011, người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.