Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2016

CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG PHẢI CHỊU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT hay còn gọi là VAT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT. Những Đối tượng sau đây không phải chịu thuế:   1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.       Cơ quan có thẩm quyền đăng ký việc nhận nuôi con có yếu tố nước ngoài Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi. Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2.       Điều kiện đối với người nhận nuôi con có yếu tố nước ngoài -           Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật n...

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.         Đối tượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài: Đối tượng đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài áp dụng đối với những trường hợp sau: -           Công dân Việt Nam với người mang quốc tịch nước ngoài. -           Giữa người mang quốc tịch nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam với nhau. -           Giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. 2.        Thẩm quyền đăng ký kết hôn: Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nư...

Những điều cần biết khi đi tố cáo theo Luật Tố cáo 2011 (Phần 2)

1.       Trình tự giải quyết tố cáo Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây: 1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; 2. Xác minh nội dung tố cáo; 3. Kết luận nội dung tố cáo; 4. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo; 5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. 2.       Hình thức tố cáo 1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp. 2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.