Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Những điều cần biết khi đi tố cáo theo Luật Tố cáo 2011 (Phần 1)

Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
1.      Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình (yêu cầu cơ quan tiếp nhận tố cáo không được tiết lộ).

Quy trình khiếu nại theo Luật Khiếu nại 2011 (Phần 3)

1.      Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
a.      Thời hạn thụ lý giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định không được khiếu nại (xem phần 1), người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
b.      Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
c.      Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Quy trình khiếu nại theo Luật Khiếu nại 2011 (Phần 2)

1.      Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
a.      Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là thủ trưởng cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
b.      Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Quy trình khiếu nại theo Luật Khiếu nại 2011 (Phần 1)

1.      Điều kiện khiếu nại
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ

Hoãn chấp hành hình phạt là chính sách nhân đạo của nhà nước ta trong thi hành án. Theo đó người thi hành án phạt tù sẽ được tạm hoãn thi hành án phạt tù trong một khoảng thời gian nhất định khi có những điều kiện nhất định
1.      Điều kiện hoãn hình phạt tù
Điều 61 – Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, thì Toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.”

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

TRÌNH TỰ THỦ TỤC KHỞI KIỆN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Các giai đoạn trong thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động:
1.      Giai đoạn hòa giải cơ sở
Theo quy định tại Điều 201  Bộ luật lao động 2012 quy định về Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động:
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Thẩm quyền hòa giải các tranh chấp lao động tại cơ sở thuộc về Hội đồng hoà giải lao động cơ sở (Hội đồng hòa giải) hoặc Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận (Hòa giải viên). Điều đó tuỳ thuộc quan hệ pháp luật có tranh chấp và việc ở doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở hay không.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN VỤ ÁN KINH TẾ - KINH DOANH - THƯƠNG MẠI

A.    Các loại vụ kiện:
1.      Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thư­ơng mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau hoặc một hay các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận, bao gồm:
·        Mua bán hàng hoá;
·        Cung ứng dịch vụ;
·        Phân phối;
·        Đại diện, đại lý;
·        Ký gửi;
·        Thuê, cho thuê, thuê mua;
·        Xây dựng;
·        Tư­ vấn, kỹ thuật;
·        Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đ­ường sắt, đư­ờng bộ, 
đ­ường thuỷ nội địa;
·        Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đ­ường hàng không, đ­ường biển;
·        Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
·        Đầu tư­, tài chính, ngân hàng;
·        Bảo hiểm;

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

1.      Hồ sơ cần thiết:
·        Đơn khởi kiện (theo mẫu);
·        Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;
·        Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;
·        Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
·        Đối với việc khiếu nại Quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ - công chức bắt buộc phải có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc người đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đó.
·        Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện).
·        Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có thị thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);
·        Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao).
·        Người khởi kiện phải nộp 02 (hai) bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu kiện cho người bị kiện.
2.      Án phí:
Án phí hành chính bao gồm án phí hành chính sơ thẩm, án phí hành chính sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí hành chính phúc thẩm.

Mức án phí hành chính  các loại được quy định một mức chung là 200.000 đồng.ư
Đối với từng vụ việc cụ thể sẽ có nhiều thủ tục phát sinh.



Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN VỤ ÁN LAO ĐỘNG

1.      Điều kiện khởi kiện vụ án lao động
Bộ luật lao động 2012 quy định tranh chấp lao động (trừ các loại việc tranh chấp về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động, tranh chấp về Bảo hiểm xã hội quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012, tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng), các bên phải đưa việc tranh chấp ra hòa giải.

HƯỚNG DẪN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

1.      Hồ sơ cần thiết:
-         Đơn khởi kiện - Hôn nhân (theo mẫu)
-         Đơn khởi kiện - Dân sự (theo mẫu)
-         Các tài liệu liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ nhà, đất, hợp đồng...)
-         Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cá nhân;
-         Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có sao y) nếu là pháp nhân
-         Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
 Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc. 

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN


Trong hầu hết các vụ việc ly hôn, việc tranh giành hay bác bỏ quyền/nghĩa vụ nuôi con vẫn luôn căng thẳng không kém gì việc phân chia tài sản. Khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn là việc vợ chồng không thỏa thuận được với nhau ai sẽ là người nuôi con và có yêu cầu tòa án giải quyết việc phân định quyền nuôi con.
1.      Quy định pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn
Về việc nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

PHÁP LUẬT ĐỀN BÙ, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI NHÀ ĐẤT

1.      Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:
Theo quy định tại Điều 74 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất như sau:
“Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Làm sao có thể thực hiện thủ tục bảo lĩnh cho người thân đang bị tạm giam được tại ngoại ?!


1.      Điều kiện được tại ngoại:
Đối với bị can, bị cáo không quy định cụ thể, tuy nhiên có thể đưa ra một số điều kiện bao gồm:
1/ Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
2/ Người phạm tội ít nghiêm trọng và có nơi cư trú rõ ràng, không có dấu hiệu bỏ trốn.

2.      Thủ tục bảo lĩnh (bảo lãnh) tại ngoại:
1/ Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
2/ Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI ĐỐI TÁC VI PHẠM HỢP ĐỒNG

1. Phạt vi phạm hợp đồng
Chế tài phạt vi phạm được quy định trong các văn bản Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) và Luật thương mại 2005 đây được coi là một chế định quan trọng để bảo vệ các bên trong quan hệ thương mại. Mục đích của chế tài phạt vi phạm nhằm ngăn ngừa những hành vi vi phạm có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng thương mại. Đây là cũng là căn cứ có lợi cho bên bị thiệt hại khi khởi kiện phía gây thiệt hại.
Luật thương mại 2005 quy định tại Điều 300: "Phạt vi phạm là việc một bên phải trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có quy định". Theo quy định trên thì chủ thể có quyền đòi phạt vi phạm là bên bị vi phạm, chủ thể có nghĩa vụ là bên vi phạm, khách thể trong quan hệ này mà các bên hướng tới là một khoản tiền phạt vi phạm.
Căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm: Luật thương mại 2005 quy định hành vi vi phạm hợp đồng thương mại và yếu tố lỗi (suy đoán) của bên vi phạm hợp đồng và có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng là ba căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm.
 Thứ nhất, Hành vi vi phạm hợp đồng được hiểu: "là việc một bên không thực hiện, thực hiện

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

THỦ TỤC ĐỂ ĐƯỢC GẶP NGƯỜI BỊ TẠM GIAM, TẠM GIỮ

1. Trước khi Luật Thi hành Tạm giữ, Tạm giam 2015 có hiệu lực

Theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong tố tụng hình nhằm để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền. Bên cạnh đó, tại Điều 89 cũng quy định về chế độ tạm giữ, tạm giam, theo đó nơi tạm giữ, tạm giam chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo Điều 21 Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BCA có hiệu lực ngày 07/04/2014 có quy định: Để tiến hành các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này ở bên trong khu vực nhà tạm giữ, trại tạm giam. Trong trường hợp đó, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam căn cứ vào quyết định phân công thụ lý vụ án, văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý cho thân nhân, luật sư, người bào chữa khác, đại diện cơ quan, tổ chức nước ngoài thăm gặp, tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam để quyết định đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi buồng giam, giữ.
Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1 Điều 21của Văn bản này có quy định Việc trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ để tiến hành các hoạt động ở bên ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ trong trường hợp cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác. Quy chế chỉ rõ, trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam yêu cầu cán bộ thực hiện lệnh trích xuất giao đầy đủ các văn bản hợp pháp để xem xét, kiểm tra nhằm bảo đảm trích xuất đúng người và lập thủ tục giao nhận người được trích xuất, có ghi rõ tình trạng sức khoẻ của người đó.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC KHỞI KIỆN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

Tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Theo quy định này thì vợ hoặ chồng đều có quyền đơn phương yêu cầu ly hôn khi thấy cuộc sống hôn nhân của mình không thể kéo dài. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp một bên đơn phương xin ly hôn, bên kia không đồng ý, đã tìm mọi cách gây khó khăn, cản trở, khiến việc ly hôn kéo dài, phức tạp... Giải quyết được những vụ việc như thế, phải mất nhiều thời gian, công sức của đương sự và tòa án.
Thứ nhất, trong trường hợp bên khởi kiện không có các giấy tờ cần thiết theo quy định khi ly hôn. Vấn đề thường gặp phải đối với ly hôn đơn phương là bên khởi kiện yêu cầu ly hôn thường không có giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật để nộp lên Tòa như: không giữa bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, không có CMND và Hộ Khẩu của bên kia, không có Bản sao Giấy khai sinh của con….Trong trường hợp này, hướng giải quyết như sau:
1.      Về Giấy đăng ký kết hôn: có thể đến UBND xã/phường nơi đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn.
2.      Về Giấy khai sinh của con: có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

QUYỀN IM LẶNG KHI BỊ BẮT

Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghe nhiều đến quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như: quyền trình bày lời khai, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu…nhưng quyền im lặng thì lại không đề cập đến. Vậy vấn đề đặt ra là khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai thì người bị bắt, bị tạm giữ có quyền được im lặng hay không.
Image result for bo luat to tung hinh su 2015Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào chính thức quy định về quyền im lặng của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, họ quy định quyền im lặng là quyền không khai báo khi không có sự tư vấn, chứng kiến của luật sư. Theo đó, khái niệm im lặng không có nghĩa là không nói bất cứ điều gì mà im lặng là chưa khai khi chưa có sự hiện diện của luật sư. Hiểu theo cách như trên thì im lặng chỉ được thực hiện trong một giới hạn nhất định, khi chưa có luật sư thì người bị bắt, người bị tạm giữ sẽ không khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến nội dung vụ việc; Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu im lặng có nội hàm rộng hơn không khai báo. Không khai báo không đồng nhất với im lặng, không khai báo là không nói bất cứ điều gì có liên quan vụ việc, trường hợp đặc biệt người bị bắt, người bị tạm giữ vẫn khai nhưng khai báo quanh co, chối tội, khai không đúng sự thật thì vẫn nằm trong khái niệm không khai báo. Trong trường hợp này, im lặng là không khai bất cứ điều gì có liên quan đến vụ việc trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Kể cả trong trường hợp có luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì im lặng vẫn hiện hữu và vẫn có thể được thực hiện. Vì vậy, một khi quyền im lặng vẫn có hiệu lực thì đồng nghĩa họ có quyền im lặng trong suốt quá trình tố tụng, thậm chí cho đến khi họ ra trước Tòa án.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Thủ tục cần thực hiện trước khi khởi kiện đòi nhà của những giao dịch có yếu tố nước ngoài thực hiện trước năm 1991

Ngày 27/7/2006, Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành Nghị quyết 1037 quy định về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước 01/9/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những người tham gia giao dịch mà phát sinh tranh chấp, quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết vì đang chờ ban hành văn bản hướng dẫn trong suốt một thời gian khá dài thì  đến nay họ đã có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình.
Tuy nhiên niềm vui mừng này của những người tham gia giao dịch mà phát sinh tranh chấp không được trọn vẹn vì có những quy định trong Nghị quyết 1037 đặt họ vào tình thế rất khó thực hiện.
Trong nghị quyết 1037 quy định, đối với trường hợp nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, nay muốn đòi lại nhà thì phải có thông báo đòi nhà theo thời hạn được quy định đối với từng trường hợp cụ thể. Nhưng theo thống kê thì hầu hết hồ sơ khởi kiện đối với vụ việc trên mà đương sự nộp tại Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh thì thông báo đòi nhà không phù hợp về hình thức.
Để tìm hiểu rõ hình thức và cách thức thông báo đòi nhà các đương sự nên xem xét Công văn 51/1999/KHXX ngày 08/6/1999của Tòa án nhân dân tối cao giải thích việc thông báo đòi nhà. Trong Công văn 51 có nêu rõ: Bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà khi muốn lấy lại nhà phải gửi cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ thông báo đòi nhà bằng văn bản bằng giấy (viết tay hoặc in) trong đó yêu cầu bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ nhà phải trả nhà…việc thông báo này phải có xác nhận của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ hoặc có chứng nhận của đại diện tổ dân phố, thôn xóm …nơi có nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ là việc thông báo đó đã được tiến hành hợp lệ hay bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ nhà ở đã nhận được thông báo đó.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

Nghị quyết số 03/2015/HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2015/NQ-HĐTP
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015

NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN, CÔNG BỐ VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
- Căn cứ vào Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;
- Căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12;
- Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Án lệ và giá trị pháp lý của án lệ
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Điều 2. Tiêu chí lựa chọn án lệ
Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
1. Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể;
2. Có tính chuẩn mực;
3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.
Điều 3. Rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ