Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2018

Thủ Tục Thế Chấp Quyền Sử Dụng Đất Như Thế Nào Là Đúng Quy Định Pháp Luật?

Thế chấp quyền sử dụng đất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, phái sinh từ một hợp đồng chính khác được quy định tại Điều 317 BLDS 2015. Để giao dịch này có hiệu lực pháp luật cần phải tuân thủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Đang tiến hành thủ tục thế chấp quyền sửu dụng đất             Điều kiện về hình thức đối với thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất như thế nào? Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Căn cứ Điều 54 Luật công chứng 2014, việc công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản. Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được c

Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước không công nhận quyền sử dụng đất mà nhà nước đã trao cho người sử dụng đất  ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đó. Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi khi nào? Căn cứ theo Khoản 2 Điều 106 Luật Đất Đai 2013 quy định thì Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trong các trường hợp sau đây: - Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp; - Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp; - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, khô

Từ Chối Nhận Thừa Kế

Việc nhận di sản được pháp luật xác định là quyền, không ai có thể bị buộc phải nhận di sản, nếu không muốn. Vì thế, từ chối nhận thừa kế là hành vi thể hiện ý chí không muốn nhận di sản của cá nhân khi được nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại. Theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quyền từ chối thừa kế một cách khá chi tiết và cụ thể.   Từ chối nhận thừa kế di sản khi có di chúc Việc từ chối nhận thừa kế được thực hiện trong trường hợp nào? Các trường hợp một cá nhân có quyền từ chối nhận thừa kế gồm: Trường hợp có di chúc, cá nhân, chủ thể có tên trong di chúc nếu có nhu cầu thì có thể từ chối quyền thừa kế. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, những cá nhân mà pháp luật quy định thuộc đối tượng có quyền được nhận thừa kế thì những chủ thể nói trên có quyền từ chối quyền thừa kế. Các điều kiện phải cần thỏa mãn khi muốn từ chối nhận thừa kế? Căn cứ vào Điều 620 Bộ Luật dân sự 2015 thì việc từ chối nhận thừa kế phải phù hợp với các điều kiện sau: Thứ nhất ,

Nhà Bị Nhà Nước Thu Hồi

Nhà bị Nhà nước thu hồi là trường hợp nhà ở bị nhà nước thu hồi khi thuộc có căn cứ thu hồi theo theo Luật nhà ở và các luật khác liên quan. Nhà bị nhà nước thu hồi phải là nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.                           Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân do Nhà nước đầu tư xây dựng nên hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật, có toàn quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt. Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 và Điều 80 Luật nhà ở 2014

Cầm Cố, Thế Chấp Nhà Hình Thành Trong Tương Lai

CầmCố, Thế Chấp Nhà Hình Thành Trong Tương Lai được hiểu là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao nhà hình thành trong tương lai thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc cầm cố, thế chấp phải đảm bảo, tuân theo điều kiện pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng, căn cứ vào khoản 19 Điều 3 Luật nhà ở 2014. Thế chấp nhà hình thành trong tương lai 1. Nhà hình thành trong tương lai có được cầm cố? Nhà hình thành trong tương lai thì không được cầm cố, vì cơ sở sau: Các hình thức giao dịch về nhà ở mà pháp luật quy định không có hình thức cầm cố; Căn cứ vào Điều 117 và Điều 118 Luật nhà ở 2014. 2. Nhà hình thành trong tương lai có được quyền thế chấp? Luật nhà ở quy định thế chấp là một trong những hình thức giao dịch được cho phép. Căn cứ vào Điều 117 và Điều 118 Luật nh

Nhà Ở Thuộc Sở Hữu Nhà Nước Là Gì? Cá Nhân, Tổ Chức Nào Được Sử Dụng, Định Đoạt Nó?

Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định rất chặt chẽ về cơ chế xác lập, sử dụng, chiếm hữu và định đoạt. Chủ thể sở hữu nó không trực tiếp quản lý, định đoạt nhưng lại thông qua một chủ thể xác định khác. Việc này tạo tính linh hoạt dễ dàng hơn. 1. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là gì ? Theo quy định pháp luật hiện hành, khoản 1 Điều 3 và Điều 80 Luật nhà ở 2014 quy định, Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Quy Trình Giám Định Thương Tích Của Nạn Nhân Diễn Ra Như Thế Nào?

Giám định thương tích nạn nhân là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần phải xác định thương tích của nạn nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại Khoản 4 Điều 206. Giám định thương tích là đánh giá tổn thất sức khỏe của nạn nhân sau khi chấn thương (do sung đạn, tai nạn, ẩu đả…) Việc giám định diễn ra theo yêu cầu của những cá nhân tổ chức có quyền bao gồm người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự củ