Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2017

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (PHẦN 2)

4.       Các loại hợp đồng dân sự thông dụng       Có nhiều cách thức để phân loại một hợp đồng dân sự tùy theo các tiêu chí khác nhau. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã phân chia các loại hợp đồng dân sự chủ yếu theo Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) như sau: " Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây: 1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. 2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. 3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. 4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. 5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. 6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định."       Ngoài ra còn có thể có Hợp đồng dân sự theo mẫu (Điều 405 BLDS 2015):

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (PHẦN 1)

1.       Khái niệm       Căn cứ Điều 116, Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), hợp đồng là giao dịch dân sự thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.       Như vậy, từ khái niệm trên, hợp đồng dân sự có những đặc điểm sau: (i) Tính thỏa thuận: Hợp đồng dân sự trước hết phải là một thỏa thuận, chứa yếu tố tự nguyện khi giao kết giữa các bên. Đây cũng là đặc trưng của ngành luật dân sự; (ii) Chủ thể tham gia giao kết, thực hiện hợp đồng phải có ít nhất hai bên trở lên vì hợp đồng dân sự là một giao dịch pháp lý song phương hay đa phương. Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự (ví dụ: nếu chủ thể là cá nhân thì phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự…); (iii) Mục đích của hợp đồng là để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU CỦA NGƯỜI KHÁC (PHẦN 3)

3.       Quyền bề mặt 3.1.   Khái niệm       Theo Điều 267 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), quyền bề mặt là quyền của chủ thể được sử dụng mặt đất, khoảng không trên mặt đất và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về người khác. Đối tượng của quyền bề mặt có thể là vật cụ thể gắn với đất hoặc là phần không gian, theo đó vật gắn với đất sẽ được tạo lập.         Căn cứ xác lập quyền bề mặt dựa theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc (Điều 268 BLDS 2015).       Căn cứ Điều 269 BLDS 2015, quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác; và có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.       Quyền bề mặt cũng là một quyền có thời hạn. Căn cứ Điều 270 BLDS 2015, thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy đ

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU CỦA NGƯỜI KHÁC (PHẦN 2)

2.       Quyền hưởng dụng       Quyền hưởng dụng là một loại vật quyền có thời hạn trên tài sản của người khác. Quyền hưởng dụng bao gồm quyền sử dụng và quyền hưởng hoa lợi, lợi tức. Vì vậy, khi chủ sở hữu giao quyền hưởng dụng cho một chủ thể khác thì nghĩa là chủ sở hữu đã giao ra quyền chiếm hữu, sử dụng và giữ lại quyền định đoạt. 2.1.   Khái niệm            Theo Điều 257 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), quyền hưởng dụng "là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định" .            Căn cứ xác lập quyền dựa theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc (Điều 258 BLDS 2015). Trong trường hợp quyền hưởng dụng được theo di chúc thì theo ý chí của người lập di chúc, tài sản sẽ thuộc về chủ sở hữu mới song chủ thể khác vẫn có quyền hưởng dụng theo thời hạn trong di chúc. Ví dụ,   ông X lập di chúc sẽ để lại tài sản là căn nhà và một vườn trá

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN THUỘC SỞ HỮU CỦA NGƯỜI KHÁC (PHẦN 1)

Căn cứ Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác; bao gồm: quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt. 1.       Quyền đối với bất động sản liền kề       Bất động sản là dạng tài sản cố định, không di dời được. Vì vậy, đôi khi muốn thực hiện quyền trên bất động sản của mình, chủ thể trong quan hệ dân sự có quyền trên bất động sản thuộc sở hữu của người khác. 1.1.   Khái niệm Theo Điều 245 BLDS 2015 , quyền đối với bất động sản liền kề là "quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)" .            Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề dựa trên địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc (Điều 246 BLDS 2015).