Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

Căn cứ nào để Tòa án công nhận đôi bên thuận tình ly hôn

 Khi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng trở nên khác biệt về tâm hồn và lối sống không thể lắng nghe và thấu hiểu cho nhau, mục đích hôn nhân không đạt được, thì ly hôn là việc không thể tránh được. Trong nhiều trường hợp hai bên vợ, chồng thống nhất các vấn đề khi ly hôn. Trường hợp này hai bên sẽ làm thủ tục để thuận tình ly hôn. Vậy CĂN CỨ nào để Tòa án công nhận đôi bên thuận tình ly hôn? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề nêu trên.

Thuận tình ly hôn là gì?

Thuận tình ly hôn là gì?

Thuận tình ly hôn là gì?

Căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình thì thuận tình ly hôn là việc vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

       Tòa án công nhận thuận tình ly hôn;

       Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. ề bản chất, thuận tình ly hôn là việc dân sự, không có tranh chấp, hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn và cùng ký tên vào đơn yêu cầu Tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn.

Căn cứ thuận tình ly hôn

Có hai căn cứ xác định việc thuận tình ly hôn là:

       Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn: Sự tự nguyện ly hôn được thể hiện bằng việc các bên được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn.

       Hai bên đã thỏa thuận về phân chia tài sản và việc nuôi dưỡng con: Các thỏa thuận của vợ chồng phải được thiết lập trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con. Việc thỏa thuận của hai vợ chồng phải được thể hiện thông qua văn bản.

Điều kiện thuận tình ly hôn

Điều kiện kiên quyết để hai bên có thể thuận tình ly hôn là khi hai vợ chồng ký vào đơn ly hôn thì cùng thống nhất và tự nguyện về các vấn đề trong việc ly hôn cụ thể:

       Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

       Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản;

       Hai bên đã thỏa thuận về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Trong trường hợp hai bên thuận tình ly hôn tuy nhiên trong quá trình giải quyết ly hôn có tranh chấp Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết và bắt buộc phải thực hiện theo thủ tục đơn phương ly hôn.

Hồ sơ thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn

Hồ sơ để thực hiện thuận tình ly hôn bao gồm :

       Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (Theo mẫu đơn/mẫu của Tòa án);

       Giấy chứng nhận kết hôn (Bản gốc hoặc bản sao từ sổ gốc);

       Bản sao có chứng thực những giấy tờ sau: Giấy khai sinh của các con; Giấy chứng minh nhân dân (hoặc giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh) của vợ, chồng; Sổ hộ khẩu gia đình của vợ, chồng; Giấy tờ đăng ký tạm trú hoặc xác nhận tạm trú nếu không đăng ký hộ khẩu của vợ, chồng;

       Các giấy tờ về tài sản (nếu yêu cầu Tòa án giải quyết về tài sản); Biên bản hoà giải của UBND phường (nếu có).

Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn



Trình tự, thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn

 Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn bao gồm các bước như sau:

  1. Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thuận tình li hôn
  2. Sau khi nhận đơn khởi kiện ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Tòa án kiểm tra đơn, sau đó ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn
  3. Tiến hành nộp tạm ứng án phí ly hôn tại Chi cục Thi hành án dân sự và nộp lại biên lai nộp tiền án phí cho Tòa
  4. Tòa án ra thông báo thụ lý ly hôn thuận tình. Một yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
  5. Xác định hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con
  6. Tòa án tiến hành hòa giải (trong thời hạn 15 ngày làm việc).
  7. Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn (Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, người có yêu cầu không thay đổi quyết định về việc ly hôn).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (Khoản 1, Điều 213 BLTTDS 2015)

LƯU Ý:

       Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp huyện/quận nơi cư trú làm việc của vợ hoặc chồng

       Án phí phải nộp tối đa để tòa án giải quyết ly hôn thuận tình là 300.000 nghìn đồng

Có nên thuê luật sư đại diện vụ việc thuận tình ly hôn?

Công ty Luật Long Phan với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình sẽ tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng thực hiện các công việc như sau:

       Tư vấn về việc thuận tình ly hôn, giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc pháp lý liên quan đến vấn đề thuận tình ly hôn.

       Soạn thảo đơn thuận tình ly hôn cho khách hàng.

       Đại diện cho quý khách hàng nộp hồ sơ ly hôn thuận tình tại tòa án cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

       Thay mặt quý khách hàng trao đổi với tòa án, hướng dẫn khách hàng đến làm việc với tòa án.

       Cùng khách hàng tham gia các phiên họp hòa giải thuận tình ly hôn.

       Những công việc pháp lý có liên quan khác.

Vai trò của luật sư tư vấn thuận tình ly hôn

Vai trò của luật sư tư vấn thuận tình ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn về căn cứ để Tòa án công nhận đôi bên thuận tình ly hôn. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc muốn Tư vấn luật hôn nhân gia đình, xin vui lòng liên hệ Luật sư hôn nhân và giađình của chúng tôi thông qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn. Xin cám ơn.


Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

Thủ tục cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

 Cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú là hai thủ tụcngười nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần thực hiện. Chỉ được cấp cho một số trường hợp mà pháp luật quy định được cấp phép lao động (cấp giấy phép lao động). Dựa trên giấy phép lao động người lao động nước ngoài sẽ được CẤP THẺ TẠM TRÚ. Sau đây là các tư vấn của chúng tôi giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn vấn đề trên.




Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Các trường hợp người nước ngoài được cấp giấy phép lao động

         Người nước ngoài vào thực hiện hợp đồng lao động;

         người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

         Người vào vào thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

         Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

         Người vào Việt Nam chào bán dịch vụ;

         Người nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

         Tình nguyện viên nước ngoài;

         Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

         Người nước ngoài là Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

         Người tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Theo Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung năm 2018.


Hồ sơ cấp giấy phép lao động

Quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH và Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP,

1.        Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

2.        Giấy chứng nhận sức khỏe (trong thời hạn 12 tháng)

3.        Lý lịch tư pháp, hoặc phiếu lý lịch được cấp tại Việt Nam (Được cấp không quá 06 tháng)

4.        Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài .

5.        Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài.

6.        Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm,…)

7.        Một số giấy tờ khác đối với các ngành, nghề có yêu cầu đặc biệt.

8.        02 ảnh thẻ, kích thước 4x6

9.        Các giấy tờ khác liên quan đến người lao động nước ngoài.

Lưu ý: Các giấy tờ được cấp ở nước ngoài hoặc được cấp bởi cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.

Thẩm quyền cấp giấy phép lao động

         Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại BAN QUẢN LÝ các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trụ sở (được ủy quyền theo quy định của pháp luật)

Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH

         Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).

Điều 12 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP,

         Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ......theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm - Bộ lao động - Thương binh và xã hội.

Xin cấp thẻ tạm trú

Điều kiện xin cấp thẻ tạm trú

Người nước ngoài CÓ giấy phép lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên theo quy định đủ điều kiện được cấp thẻ tạm trú.


Thời hạn của thẻ tạm trú tuỳ thuộc vào thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lao động.

Theo quy định của pháp luật về lao động thì thời hạn tối đa cho giấy phép lao động cho người nước ngoài có thời hạn tối đa 02 năm, chính vì vậy người nước ngoài có thể xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam với thời hạn tối đa là 02 năm theo quy định.

Ngoài ra còn có ba trường hợp KHÔNG cần có giấy phép lao động:

         Người nước ngoài là chủ đầu tư công ty, doanh nghiệp.

         Người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, con của công dân Việt Nam; chồng là người nước ngoài (vợ) của công dân Việt Nam

         Người nước ngoài là vợ, chồng, con của người nước ngoài được cấp thị thực LV1, LV2, ĐT, NN1,DH,PV1,LĐ.

Theo Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi bổ sung năm 2019

 

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú

         Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài.

         Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

         Bản sao chứng thực Giấy phép lao động  hoặc giấy miễn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

         Mẫu NA16 Đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan XNC ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BCA

         Mẫu NA6, Công văn và đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BCA

         Mẫu NA8, Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BCA

         Giấy giới thiệu cho nhân viên người Việt Nam đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Cơ quan xuất nhập cảnh.

         Hộ chiếu bản gốc (Lưu ý hộ chiếu có thị thực đúng mục đích làm việc, trường hợp trước đó người lao động nước ngoài đã được cấp thẻ tạm trú thì yêu cầu kèm theo cả thẻ tạm trú đang sử dụng);

         Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã được xác nhận bởi công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam. (Nếu có). Trong một số trường hợp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu người lao động cung cấp tài liệu này.

         Hai ảnh thẻ 2cmx3cm

Thẩm quyền cấp thẻ tạm trú

Thẩm quyền cấp thẻ tạm trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao

Khoản 13 Điều 3 luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi bổ sung năm 2019

Luật sư tư vấn thủ tục cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

         Tư vấn các trường hợp đủ điều kiện được cấp giấy phép lao động theo pháp luật hiện hành.

         Tư vấn các giấy tờ chứng cứ cần thiết để được cấp phép lao động và giấy tạm trú.

         Trực tiếp soạn hồ sơ xin cấp giấy phép lao động

         Làm việc với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cấp phép.

         Xác định các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và thời hạn của thẻ tạm trú được cấp.

         Xác định các cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ tạm trú và giấy phép lao động.

         Thực hiện các thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền.

         Tính toán các loại lệ phí phải đóng.

 

 

Trên đây là các tư vấn của chúng tôi về thủ tục cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.

Nếu như có thắc mắc về vấn đề trên hay cần tư vấn giải quyết các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được luật sư lao động hỗ trợ và tư vấn chi tiết.

Xin cảm ơn./.