Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Officetel. Cơ Chế Sở Hữu Và Thủ Tục Cấp Giấy Chứng Nhận Đối Với Loại Hình Này

 Officetel (viết tắt của hai từ office và hotel) – thuật ngữ được hiểu là dạng văn phòng làm việc kết hợp chức năng lưu trú; mỗi văn phòng được thiết kế khép kín, đảm bảo cho chức năng văn phòng lẫn lưu trú (ăn, ngủ, nghỉ) và có thể thuộc các chủ sở hữu riêng. Như vậy, officetel có hai chức năng là văn phòng và lưu trú (dạng khách sạn mà không phải nhà ở). Tuy nhiên, một số dự án officetel hiện được đầu tư xây dựng kết hợp trong công trình chung cư hoặc trong khu nhà ở nên việc quản lý, vận hành, khai thác lẫn với nhà ở.


Hiện nay chưa có khung pháp lý quy định cụ thể về loại hình Officetel này vì chiếu theo quy định tại Điều 3 Luật nhà ở 2014 phân biệt nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích hỗn hợp để ở và kinh doanh. Trong đó, với phần chung cư có mục đích hỗn hợp được tách biệt rõ ràng phần dự án để ở và phần dự án dùng để kinh doanh. Đồng thời theo Khoản 11, Điều 6, chung cư để ở sẽ không được sử dụng vào mục đích khác
Về cơ chế sở hữu: Theo quy định của Luật Đất đai 2013, dự án officetel thuộc loại hình sử dụng đất phi nông nghiệp "loại đất thương mại, dịch vụ", được giao đất có thời hạn tối đa 50 năm (tại các khu vực đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, tối đa 70 năm); Các chủ đầu tư dự án officetel được quyền cho thuê officetel trong thời hạn được giao đất và khách hàng chỉ được thuê officetel trong thời hạn của dự án theo thỏa thuận với chủ đầu tư. Do đó loại căn hộ này chỉ được sử dụng có thời hạn, tức là 50 năm giống chung cư thương mại chứ không sở hữu vĩnh viễn như căn hộ chung cư. Hiện nay có nhiều người môi giới của nhiều dự án khi rao bán loại căn hộ này quảng bá là được sở hữu vĩnh viễn. Đây được xem như một sự lừa lộc vì chỉ có căn hộ nhà ở mới được sử dụng lâu dài.

Về thủ tục cấp giấy chứng nhận: Hiện nay cơ quan chức năng đang tỏ ra lúng túng đối với hình thức nhà chung cư hỗn hợp này. Loại hình này được xem là không phù hợp với quy định về nhà ở, bất động sản. Tuy nhiên về hình thức cấp giấy chứng nhận hay nói cách khác là sổ hồng cho loại căn hộ này tương tự như thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với căn hộ chung cư. Bởi vì theo Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014 quy định nhà ở, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn) và hình thức căn hộ này cũng mang dáng dấp của căn hộ chung cư. Thủ tục này như sau:
1. Sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở có trách nhiệm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường các giấy tờ sau đây:
a) Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
b) Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; giấy phép xây dựng (nếu có);
c) Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ dự án phát triển nhà ở (trừ trường hợp được miễn hoặc chậm nộp theo quy định của pháp luật);
d) Sơ đồ nhà, đất đã xây dựng là bản vẽ mặt bằng hoàn công hoặc bản vẽ thiết kế mặt bằng có kích thước các cạnh của từng căn hộ đã bán phù hợp với hiện trạng xây dựng và hợp đồng đã ký; danh sách các căn hộ, công trình xây dựng để bán (có các thông tin số hiệu căn hộ, diện tích đất, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng của từng căn hộ); trường hợp nhà chung cư thì sơ đồ phải thể hiện phạm vi (kích thước, diện tích) phần đất sử dụng chung của các chủ căn hộ, mặt bằng xây dựng nhà chung cư, mặt bằng của từng tầng, từng căn hộ;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hiện trạng sử dụng đất, nhà ở và công trình đã xây dựng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở của chủ đầu tư dự án.
Sau khi hoàn thành kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi thông báo cho chủ đầu tư dự án về kết quả kiểm tra; gửi thông báo kèm theo sơ đồ nhà đất đã kiểm tra cho Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục đăng ký nhà, đất cho bên mua đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Chủ đầu tư dự án nhà ở có trách nhiệm nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thay cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng hoặc cung cấp hồ sơ cho bên mua để tự đi đăng ký. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
c) Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng.
4. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra các giấy tờ pháp lý trong hồ sơ; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
b) Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có);
c) Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
d) Chuẩn bị hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 37 của Nghị định này;
đ) Yêu cầu chủ đầu tư dự án nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp để chỉnh lý vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
e) Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.
5. Trường hợp chủ đầu tư dự án có vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở thì Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật.
(Điều 172 Nghị định 43/2015 nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đất đai)
Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao căn hộ cho bên mua hoặc kể từ thời điểm hết thời hạn thuê mua thì chủ đầu tư phải tiến hành các thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở cho bên mua hoặc bên thuê mua trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản 2014.
Thực tế hiện nay loại hình này đang phát triển mạnh mặc cho sự không phù hợp về pháp lý của chúng. Đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh đã có rất nhiều dự án cùng với hàng ngàn căn hộ loại đang được hình thành hoặc đưa vào sử dụng. Đây là một loại căn hộ rất tiện lợi, giá cả thấp nên rất thu hút các doanh nghiệp nhỏ hoặc các văn phòng đại diện của các công ty sử dụng để hoạt động. Khá nhiều lợi ích và sự ưa chuộng, vậy có nên hợp pháp hóa lợi hình này không? Đây là một vấn đề khiến nhiều cơ quan chức năng cân nhắc.

 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Tổ Chức Tôn Giáo Có Được Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Hay Không?

Quy định của Luật Đất đai 2013 về đất của cơ sở tôn giáo: Luật quy định tại khoản 4, Điều 5, Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất gồm có nhiều đối tượng, trong đó cơ sở tôn giáo là chủ thể sử dụng đất. Qua đó, cơ sở tôn giáo được xác định là một trong những người được sử dụng đất. Và người đứng đầu cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo (theo khoản 4, Điều 7, Luật Đất đai 2013).

         Đất xây dựng chùa được cấp sổ đỏ
           Theo quy định tại Điều 159, Luật Đất đai 2013 quy định về đất cơ sở tôn giáo gồm “đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động”. Đất của cơ sở tôn giáo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (tại điểm g, khoản 4, Điều 10,  Luật Đất đai 2013) và cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp khi Nhà nước giao đất không phải trả tiền sử dụng đất (tại khoản 5, Điều 54, Luật Đất đai 2013).

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

MỘT BẢN ÁN HÀNH CHÍNH CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT ĐƯỢC THI HÀNH NHƯ THẾ NÀO ?



Theo Điều 309, Luật tố tụng hành chính 2015 thì những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành đó là:
“1. Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
3. Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án.
4. Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 296 của Luật này.
5. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án mặc dù có khiếu nại, kiến nghị.”
Vậy trình tự thi hành án hành chính diễn ra như thế nào? Bao gồm những thủ tục nào?
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án
Sau khi Tòa án ra quyết định, bản án thì người phải thi hành án phải thi hành các quyết định, bản án đó trong thời hạn tự nguyện được quy định tại Khoản 2, Điều 311, Luật tố tụng hành chính 2015. Thời hạn tự nguyện thi hành án được xác định tùy vào việc thi hành bản án, quyết định nào của Tòa án và được thực hiện như sau:

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

ĐẤT KHÔNG CÓ GIẤY TỜ KHI PHÁT SINH TRANH CHẤP THÌ AI CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT? TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?


1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Đất không có giấy tờ khi phát sinh tranh chấp thì tùy vào từng trường hợp, từng chủ thể sẽ có cơ quan có thẩm quyền giải quyết khác nhau. Cụ thể có những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp này theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 như sau:
Thứ nhất:  Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết các trường hợp sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐẤT BẰNG GIẤY TAY CÓ ĐƯỢC CÔNG NHẬN HAY KHÔNG? KHI PHÁT SINH TRANH CHẤP THÌ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯ THẾ NÀO ?


1. Hình thức hợp đồng mua bán đất
Tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai.
Ngoài ra, theo quy định pháp luật đất đai hiện hành thì các giao dịch chuyển nhượng đất đai phải được công chứng, chứng thực, trừ trường hợp một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên. Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định."
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực pháp luật.