Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Luật Ly Hôn Khi Chồng Ngoại Tình Xử Lý Như Thế Nào?

Ngoại tình là một hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật, là một trong những nguyên nhân làm hôn nhân tan vỡ. Pháp luật hiện hành quy định hai trường hợp ly hôn là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn. Vậy nếu có trường hợp ngoại tình xảy ra thì thủ tục ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào? Ngoài ra việc xử lý người chồng ngoại tình như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi phân tích rõ ràng trong bài viết dưới đây.
Thủ tục ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn
Khi chồng ngoại tình thì giải quyết như thế nào?

Việc chồng ngoại tình thì xử lý ra sao?

Theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân gia đình như sau: Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; 
Như vậy, hành vi ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật, là căn cứ để ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia định 2014, cụ thể: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Ngoài ra, hành vi ngoại tình còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự:
Về xử lý hành chính: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì chồng có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đối với trường hợp bị xử lý hình sự thì Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Thủ tục ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn
Khi chồng ngoại tình thì giải quyết như thế nào?
  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Thủ tục đơn phương ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào? 

Khi đơn phương ly hôn khi chồng ngoại tình thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
  • Đơn đơn phương ly hôn (theo mẫu);
  • Giấy đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng, sổ hộ khẩu photo chứng thực;
  • Giấy khai sinh của con (nếu có yêu cầu về quyền nuôi con);
  • Giấy tờ chứng minh về quyền tài sản chung của hai vợ, chồng (GCNQSDĐ; đăng ký xe…) khi có yêu cầu về chia tài sản chung.
 Hồ sơ có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chồng thường trú/cư trú.
Ly hôn đơn phương phải trả qua các bước sau và tùy mỗi bước mà mất một khoảng thời gian nhất định:
  • Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện): Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.
  • Hòa giải: Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc.
  • Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Như vậy, thời gian giải quyết ly hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn thông thường là khoảng 6 tháng

Thủ tục ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn như thế nào?

 Trường hợp thuận tình ly hôn thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
  • Đơn ly hôn thuận tình/đơn yêu cầu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • CMND và hộ khẩu (bản sao y chứng thực);
  • Giấy khai sinh các con (bản sao);
  • Các giấy tờ khác chứng minh sở hữu tài sản(nếu có);
Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đồng thuận:
Thủ tục đơn phương ly hôn khi chồng ngoại tình
Thủ tục ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn
  • Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
  • Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án kiểm tra đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  • Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật để xem xét ra Quyết định công nhận ly hôn.
Thời gian giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn là  từ 2 tháng đến 03  tháng.
Án phí ly hôn được áp dụng theo quy định  tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14: án phí sơ thẩm là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản. Nếu có tranh chấp về tài sản thì án phí được tính theo Nghị quyết.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Ly Hôn Đơn Phương Vắng Mặt Chồng

Ly hôn là giải pháp cuối cùng khi hôn nhân không thể tiếp tục và cả hai không còn hạnh phúc với nhau. Theo quy định của luật hôn nhân gia đình thì việc ly hôn được chia thành hai dạng: Ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Quy trình thực hiện hai thủ tục này có sự khác biệt, vậy thì ly hôn đơn phương vắng mặt chồng thì thủ tục như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn về trình tự, thủ tục và chi phí khi ly hôn đơn phương.
Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu thời gian?
Ly hôn vắng mặt nguyên đơn là người chồng thì xử lý sao?

Ly hôn vắng mặt nguyên đơn là người chồng thì xử lý sao?

Trong trường hợp vắng mặt người chồng, mà người chồng là nguyên đơn thì sẽ được xử lý như sau:
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án phải thông báo cho đương sự về việc hoãn phiên tòa.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật.

Ly hôn vắng mặt bị đơn là người chồng thì xử lý ra sao?

Nếu trong trường hợp vắng mặt bị đơn là chồng thì Tòa án xử lý tương tự như vắng mặt nguyên đơn, chỉ khác ở chỗ:
Trường hợp bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.
Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?
Ly hôn vắng mặt bị đơn là người chồng thì xử lý ra sao?

Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu thời gian?

Ly hôn đơn phương phải trả qua các bước sau và tùy mỗi bước mà mất một khoảng thời gian nhất định.
  • Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện): Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, sau 5 ngày làm việc Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí.
  • Hòa giải: Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Nếu hòa giải thành thì tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Như vậy, thời gian giải quyết ly hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn thông thường là khoảng 6 tháng

Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?

Đối với vụ án Hôn nhân và gia đình thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Như vậy, bên đơn phương ly hôn phải chịu án phí sơ thẩm.
Ly hôn vắng mặt nguyên đơn là người chồng thì xử lý sao?
Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?
Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng.
Trường hợp đơn phương nộp đơn ly hôn thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.
Nếu hai vợ chồng có tranh chấp về việc chia tài sản chung thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Chồng Mất Vợ Có Toàn Quyền Chia Tài Sản Không

Trong gia đình, tài sản vợ chồng thường được mọi người mặc định là của nhau và sử dụng chung. Tuy nhiên, đến khi có chuyện không may xảy ra như chồng mất thì khi đó vợ có toàn quyền chia tài sản không? Theo nguyên tắc chung, nếu người mất có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc; nếu không có hoặc di chúc không hợp pháp, tài sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật. Như vậy, cụ thể tài sản sẽ được phân chia như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây:

Chồng chết thì vợ có được hưởng toàn bộ tài sản
Vợ có được toàn toàn quyền chia tài sản khi chồng mất không

Khi chồng mất thì ai sẽ quản lý tài sản?

Thứ nhất, trường hợp là tài sản chung của vợ chồng. Lúc này, khi chồng mất người vợ sẽ có toàn quyền quản lý tài sản. Theo Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết:
Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
Khi có yêu cầu về chia di sản, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế…”.
Thứ hai, trường hợp là tài sản riêng của chồng. Lúc này tài sản sẽ được xác định là di sản thừa kế mà người chồng để lại và cũng được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015.

Vợ có được toàn quyền chia tài sản khi chồng mất?

Trường hợp thứ nhất, nếu các tài sản là tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ. Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Dân sự 2015, vợ có toàn quyền định đoạt đối với những tài sản này. Do đó, khi chồng mất, vợ có toàn quyền chia tài sản.
Trường hợp thứ hai, nếu tài sản mà vợ muốn chia là tài sản riêng của chồng. Việc phân chia di sản được thực hiện như sau:
Một là chồng mất không để lại di chúc nên di sản thừa kể sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…”. Trong trường hợp này di sản chồng để lại sẽ được chia đều cho mọi người trong hàng thừa kế. Lúc này, các đồng thừa kế đều có quyền yêu cầu phân chia di sản chứ không riêng gì vợ. Những người được thừa kế có thể tự thỏa thuận về việc chia di sản, nếu không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.
Hai là chồng mất để lại di chúc. Theo Khoản 1 Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp thứ ba, nếu các tài sản muốn chia là tài sản chung của vợ chồng thì được giải quyết như sau. Trong trường hợp này tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, một nửa khối tài sản chung sẽ được xác định là tài sản riêng của vợ, vợ có toàn quyền định đoạt phần tài sản này. Bên cạnh đó, một nửa khối tài sản chung thuộc về chồng đã mất sẽ được xác định là di sản thừa kế mà người chồng để lại và cũng được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế; việc phân chia được thực hiện tương tự như trường hợp thứ hai.
Ai có quyền chia tài sản của chồng?
Chồng mất vợ có toàn quyền chia tài sản của chồng không

Những người có quyền yêu cầu phân chia tài sản ngoài vợ là ai?

Trường hợp chồng mất mà có để lại tài sản riêng thì ai có quyền chia tài sản. Lúc này tài sản sẽ được xác định là di sản thừa kế mà người chồng để lại và cũng được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Trong trường hợp chồng mất mà không để lại di chúc thì những người có quyền yêu cầu phân chia tài sản ngoài vợ bao gồm:
Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Ly Hôn Khi Chồng Đang Bị Tạm Giam Được Không?

Ly hôn là điều không ai mong muốn, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị bạo lực gia đình, hoàn cảnh kinh tế, ngoại tình thì ly hôn là điều không thể tránh khỏi để giải phóng cho vợ chồng và đảm bảo về quyền lợi về tài sản, con cái cho các bên. Vậy thì ly hôn khi chồng đang bị tạm giam thì có được không? Thủ tục như thế nào? Thời gian ly hôn có lâu không? 

Án phí ly hôn khi chồng bị tạm giam là bao nhiêu?
Chồng đang bị tạm giam thì có được ly hôn hay không?

Chồng đang bị tạm giam thì có được ly hôn hay không?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về “Ly hôn theo yêu cầu của một bên” quy định: Vợ hoặc chồng được quyền đơn phương yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn. Cụ thể: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Tại Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau. Theo đó:
  • Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
  • Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Việc người chồng bị tạm giam khiến anh không thể hoàn thành nghĩa vụ yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình với vợ. Do anh không thể thực hiện nghĩa vụ sống chung với vợ nên người vợ có đầy đủ căn cứ yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thủ tục ly hôn khi chồng bị tạm giam như thế nào?

Chồng đang bị tạm giam thì có được ly hôn hay không?
Thủ tục ly hôn khi chồng bị tạm giam như thế nào?
Đề thực hiện thủ tục ly hôn, cần chuẩn bị hồ sơ, tài liệu như sau:
  • Đơn xin ly hôn;
  • Bản chính giấy đăng ký kết hôn;
  • Bản sao hộ khẩu;
  • Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng ;
  • Bản sao giấy khai sinh của con chung;
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản ;
  • Các văn bản liên quan đến việc đang thụ án tù giam của vợ hoặc chồng (bản án, quyết định thi hành án phạt tù).
Đối với giấy tờ, tài liệu là bản sao thì cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đang bị tạm giam.
Về trình tự giải quyết:
Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn của người chồng hoặc vợ và sau đó ủy thác cho Tòa địa phương nơi có trại giam mà người chồng đang bị tạm giam để lấy lời khai, ý kiến của người này…
Tòa án sẽ tiến hành xử ly hôn vắng mặt người đang bị tạm giam

Án phí ly hôn khi chồng bị  tạm giam là bao nhiêu?

Đối với vụ án Hôn nhân và gia đình thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Như vậy,  bên đơn phương ly hôn phải chịu án phí sơ thẩm.
Thời gian giải quyết ly hôn là bao lâu?
Án phí ly hôn khi chồng bị tạm giam là bao nhiêu?
Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng.
Trường hợp đơn phương nộp đơn ly hôn thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.
Nếu hai vợ chồng có tranh chấp về việc chia tài sản chung thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Yêu Cầu Chia Tài Sản Chung Sau Khi Ly Hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Có rất nhiều vấn đề quan trọng đặt ra khi các bên ly hôn như giành quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con cái, chia tài sản riêng nhưng quan trọng và hay gặp nhất là các yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn. Dưới đây là bài tư vấn về yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn mời bạn tham khảo chi tiết dưới đây:
Chia tài sản chung khi ly hôn
Yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn?

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Theo Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án có thể áp dụng nguyên tắc chia tài sản chung sau khi ly hôn như sau:
  • Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
  • Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
  • Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Theo Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014, thì trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Chia tài sản chung là quyền sử dụng đất như thế nào?
Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung khi ly hôn

Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn?

Yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn mà tài sản đó là quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:
  • Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
  • Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
  • Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
  • Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
  • Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Không Có Tên Trong Hộ Khẩu Có Được Chia Tài Sản?

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Pháp luật dân sự nước ta quy định rất rõ ràng về vấn đề thừa kế của cá nhân, chia tài sản giữa những người có quan hệ huyết thống với nhau. Tuy nhiên, thực tế lại phát sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến vấn đề thừa kế chia tài sản. Cụ thể là vấn đề không có tên trong hộ khẩu có được chia tài sản.
Chia đất theo hộ khẩu?
Không có tên trong sổ hổ khẩu có được chia tài sản

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp nào?

  • Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Và thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Không có tên trong hộ khẩu có được chia tài sản?

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luât dân sự 2015, thì việc xác định hàng thừa kế theo pháp luật sẽ căn cứ trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữa người thừa kế với người được thừa kế. Vì vậy, người không có tên trong sổ hộ khẩu vẫn được hưởng phần quyền thừa kế mà không phụ thuộc vào việc có tên trong sổ hộ khẩu với bố mẹ hay không. Và người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Tách hộ khẩu có được hưởng thừa kế
Không có tên trong hộ khẩu có được hưởng di sản

Cho cháu ruột nhập khẩu thì khi bán nhà đất có cần sự đồng ý của người cháu không?

Theo quy định tại Điều 3 và Điều 11 Luật Cư trú năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013, công dân có quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ đăng ký (hộ khẩu) thường trú hoặc tạm trú tại một địa điểm nhất định để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý nhà nước về cư trú.
Trong luật này cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào thể hiện công dân đăng ký hộ khẩu ở địa chỉ nào thì được sở hữu nhà đất ở địa chỉ đó. Do vậy, việc công dân đăng ký hộ khẩu là nhằm mục đích xác định nơi cư trú của công dân chứ không phải là căn cứ xác định quyền sở hữu tài sản tại địa điểm đăng ký hộ khẩu của công dân.
Với các quy định nêu trên, việc khi một gia đình đồng ý cho cháu ruột nhập hộ khẩu không làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của người cháu đối với diện tích nhà và đất tại nơi đăng ký hộ khẩu.
Trường hợp sau này gia đình đó cần bán nhà đất thì cũng không cần phải có sự đồng ý của cháu (kể cả khi đó cháu đã đủ 18 tuổi). Khi ký kết hợp đồng mua bán hay giao dịch nhà đất, cũng không cần người cháu ruột phải tham gia mà chỉ cần sự đồng ý các đồng sở hữu đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ).


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

TỔ CÔNG TÁC 363 LÀ AI ? THẨM QUYỀN, NGHĨA VỤ KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI DÂN NHƯ THẾ NÀO ?

Có lẽ, mỗi dịp tết đến xuân về, bên cạnh chuẩn bị cho gia đình những chiếc bánh trưng xanh, hay những chậu hoa mai hoa đào thì vấn nạn trộm cắp, gây rối trật tự công cộng diễn ra ngày càng nhiều. Nhận ra vấn đề này thì các cơ quan chức năng đã không ngừng triển khai các công tác đảm bảo an ninh trật tự trên từng địa bàn khắp cả nước nói chung Đặc biệt riêng địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập tổ công tác 363. Vậy tổ công tác 363 là ai? Thẩm quyền và nghĩa vụ của họ là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tổ công tác 363.

Tổ công tác 363 là ai?


Tổ công tác lực lượng 362
Vào ngày 30/12/2018 vừa qua, Công an TP.HCM  đã triển khai lực lượng tuần tra kiểm soát hỗn hợp (gọi tắt là Tổ công tác 363). Tổ công tác này được lập ra nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho người dân đón tết trên toà địa bàn thành phố.Lực lượng tuần tra hỗn hợp là Tổ công tác 363 chia thành ba đơn vị: Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động và Cảnh sát giao thông phối hợp triển khai giữa cấp thành phố và quận, huyện. Tổ công tác 363 là phương thức tuần tra hỗn hợp của công an, thực hiện đến hết Tết Nguyên đán 2019, sau đó sẽ được sơ kết đánh giá xem hiệu quả kế hoạch và tiếp tục điều chỉnh.
Tổ công tác 363 được chia thành 7 tổ (12 cảnh sát/tổ) với tổng quân số huy động mỗi ngày là 252 cán bộ chiến sĩ tuần tra cơ động, kết hợp kiểm soát chốt chặn bảo đảm an ninh trật tự những điểm tập trung đông người, có khách nước ngoài lui tới.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ công tác 363

Tổ công tác 363 là lực lượng tuần tra kiểm soát với mục tiêu chính là trấn áp tội phạm, xử lý hình sự và một số hành vi vi phạm hành chính.
Nhiệm vụ chính là tập trung phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm trên đường phố, nơi công cộng như trộm cắp, cướp giật.
Kiểm tra những người tham gia giao thông có dấu hiệu phạm pháp hình sự như: Mang theo hung khí, đua xe, gây rối, các tụ điểm kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, …
Tổ công tác 363 hoạt động độc lập kết hợp với các lực lượng chuyên trách. Phương thức hoạt động là công khai hoặc hóa trang nhằm trấn áp và xử lý nhanh nhất tội phạm có tính chất nguy hiểm. Cách thức tuần tra là cơ động hoặc chốt chặn tại một điểm trên đường giao thông.
Cán bộ chiến sĩ được lựa chọn vào Tổ công tác 363 đều có đạo đức tốt, sức khỏe tốt, giỏi nghiệp vụ và võ thuật. Địa bàn hoạt động của các tổ 363 sẽ linh hoạt, không theo quy luật cụ thể nhằm đánh lạc hướng đối tượng.
Tổ công tác 363 sẽ thay phiên tuần tra 24/24, có quyền yều dừng bất kỳ phương tiện giao thông nào có dấu hiệu vi phạm để kiểm tra hành chính về phương tiện và người. Khi phát hiện vi phạm, tùy thuộc mức độ có thể xử lý ngay tại chỗ hoặc giao công an sở tại xử lý.

Một số vi phạm mà lực lượng 363 đã xử lý:

Ngày 1/1/2019, Công an TP.HCM thống kê thành tích của các tổ tuần tra hỗn hợp (gọi tắt là Tổ công tác 363) trong 2 ngày ra quân trấn áp tội phạm. Theo đó, các tổ 363 của Công an TP.HCM và công an quận, huyện đã phát hiện, xử lý 7 vụ với 10 người có dấu hiệu tội phạm hình sự.
Cụ thể, khoảng 3h ngày 30/12, tổ 363, Công an quận Tân Bình, tuần tra trên đường Cách Mạng Tháng 8, phát hiện Nguyễn Tấn Tài (20 tuổi, ngụ quận Tân Bình) đi xe máy chở theo La Chí Đạt (20 tuổi, ngụ tỉnh An Giang) có biểu hiện nghi vấn nên đeo bám.Tới trước nhà số 1142 đường Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình, 2 thanh niên này áp sát giật túi xách chứa điện thoại, tiền của một cô gái rồi tăng ga bỏ chạy. Tổ 363 liền truy đuổi, tóm gọn cả 2 nghi can cùng phương tiện.
Đến khoảng 15h30 cùng ngày, tổ 363 thuộc Công an huyện Hóc Môn tuần tra phát hiện 2 người cho vay nặng lãi tại xã Tân Thới Nhì nên tạm giữ. Trước đó, tổ 363 Công an quận 10 cũng phát hiện, xử lý một thanh niên cho vay nặng lãi tại số 394 Nguyễn Chí Thanh.
Ngoài ra, các tổ 363 của Công an TP.HCM và các quận, huyện còn xử lý nhiều vụ gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, tàng trữ trái phép chất ma túy, mang theo hung khí và nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông.
Trích dẫn lời của đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng Tham mưu – Công an TP.HCM, Tổ công tác 363 được xem là lực lượng nòng cốt tạo ra một “cú đấm” với tội phạm ở những nơi công cộng. Những chiến sĩ trong tổ công tác đã có nhiều năm tuần tra trên đường, đều mặc quân phục công khai, sẽ đúng theo tác phong Công an nhân dân. “Những người có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ được lực lượng kiểm tra nhằm giúp lực lượng chức năng chủ động hơn trong phòng ngừa, trấn áp các loại tội phạm trong thời gian tới, bảo đảm an ninh trật tự cho người dân vui xuân, đón Tết.
Có thể thấy được rằng, kết quả mà tổ công tác này mang lại góp công rất lớn cho an ninh trên địa bàn toàn thành phố. Chúng tôi hy vọng không chỉ riêng tổ công tác 363 của thành phố Hồ Chí Minh mà còn tất cả các tổ công tác khác trên địa bàn toàn cả nước thực hiện tốt công tác của mình.


Tổ công tác 363 xử lý sai phạm

Nếu lực lượng Tổ công tác 363 làm sai chức năng nhiệm vụ thì bị xử lý như thế nào?

Điều đương nhiên là nếu bất kỳ ai sai phạm thì đều phải xử lí kỷ luật đúng người đúng tội, xử lí tương xứng với mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân; củng cố niềm tin cho quần chúng nhân dân. “Quan trọng là kỷ luật ở mức độ nào cho phù hợp với cái sai của từng người. Bộ Chính trị xử lí vấn đề này cho đúng và phải công khai để tạo ra được niềm tin. Công tác kiểm tra phải một cách thường xuyên từ việc nhỏ nhất cho tới việc lớn nhất”. “Việc kiểm tra xử lí các vi phạm trong tình hình hiện nay đang làm rất quyết liệt và đồng thời sẽ không có vùng cấm. Như vậy có nghĩa là việc sai phạm trong lực lượng vũ trang trong đó có cả công an, bộ đội có những dấu hiệu hết sức là nghiêm trọng. Và việc đó cần phải xử lí một cách nghiêm túc. Việc một số các tướng lĩnh giữ ở các cái vị trí, nhiệm vụ quan trọng như vậy đã không hoàn thành tốt với chức trách của mình, chức vụ, quyền hạn của mình trong công việc và vi phạm các quy định của nhà nước và trong đó là có những cái dấu hiệu mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện những cái lợi ích nhóm trong đó có lợi ích cá nhân” thì sẽ bị xử lý càng nghiêm ngặt
Trên đây là bài viết về tổ công tác 363 của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp trong nội dung có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ ó hình thức xử lí kỷ luật đúng người đúng tội, xử lí tương xứng với mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân; củng cố niềm tin cho quần chúng nhân dân. “Quan trọng là kỷ luật ở mức độ nào cho phù hợp với cái sai của từng người. Bộ Chính trị xử lí vấn đề này cho đúng và phải công khai để tạo ra được niềm tin. Công tác kiểm tra phải một cách thường xuyên từ việc nhỏ nhất cho tới việc lớn nhất”.có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Quyết Định Giải Thể Doanh Nghiệp: Điều Kiện Và Thủ Tục Như Thế Nào?

Nhiều chủ doanh nghiệp thắc mắc rằng quyết định giải thể doanh nghiệp: điều kiện và thủ tục giải thể như thế nào? Pháp luật quy định rằng việc giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của một doanh nghiệp, công ty theo ý chí của doanh nghiệp và sự can thiệp của cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện và thủ tục tiến hành giải thể doanh nghiệp được quy định như sau:
Giải thể doanh nghiệp theo thủ tục nào?
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Giải thể công ty là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền. Khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định cụ thể về điều kiện doanh nghiệp như sau:
Một, kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
Hai, theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Ba, công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Bốn, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Khi giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Quyết định giải thể doanh nghiệp mới nhất
Quyết định giải thể doanh nghiệp 2018

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như thế nào?

Trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp tổ chức họp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự:
Một, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
Hai, nợ thuế;
Ba, các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Thời gian hoàn thành thủ tục giải thể doanh nghiệp bao lâu?

Thời gian thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp được pháp luật quy định thực hiện như sau:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với trường hợp giải thể do ý chí của cơ quan nhà nước, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo tình trạng của doanh nghiệp đồng thời ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của tòa án, doanh nghiệp phải tổ chức họp để quyết định giải thể. Thủ tục thanh toán các khoản nợ thực hiện như đối với trường hợp trên. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Thủ Tục Giải Thể Doanh Nghiệp Tư Nhân

Khi một doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hay vì một lý do cá nhân nào đó mà chủ doanh nghiệp không muốn cho doanh nghiệp đó tiếp tục hoạt động nữa thì lúc này doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục cần thiết để giải thể. Đối với doanh nghiệp tư nhân cũng vậy, khi chủ doanh nghiệp không muốn để nó tiếp tục hoạt động nữa thì họ sẽ giải thể doanh nghiệp đó. Chúng tôi xin hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân đến các bạn đọc quan tâm. Cùng Công Ty Luật Long Phan tìm hiểu nhé

Doanh nghiệp cần làm những gì để giải thể công ty?

Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định pháp luật

Quyết định giải thể và tổ chức thanh lý hợp đồng và các khoản nợ để làm thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Việc ra quyết định giải thể doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 201 và Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014.

Nội dung quyết định giải thể doanh nghiệp phải có:

  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  2. Lý do giải thể;
  3. Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  4. Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tiến hành tổ chức thanh lý tài sản khi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân.

Gửi quyết định giải thể doanh nghiệp đến các cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện giải thể doanh nghiệp được quy định ra sao?

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Doanh nghiệp giải thể phải làm gì

Thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân 2018

Thông báo tình trạng doanh nghiệp tư nhân và giải quyết các khoản nợ như thế nào?

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Các khoản nợ của doanh nghiệp phải được thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau: (i) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; (ii) Nợ thuế; (iii) Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Chủ doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh để tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể, mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung liên quan về thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân theo quy định pháp luật. Trước tiên phải thông qua quyết định giải thể và tổ chức thanh lý hợp đồng và các khoản nợ để làm thủ tục giải thể doanh nghiệp tư nhân, sau đó nộp hồ sơ để thực hiện giải thể. Nếu quý khách còn vấn đề nào chưa rõ cần được giải đáp hoặc cần thực hiện tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.



Ban đầu được đăng bởi: Công Ty Luật Long Phan PMT Link: https://chuyentuvanluat.com/doanh-nghiep/thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep-tu-nhan

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Giả Mạo Văn Bản, Chữ Ký Của Lãnh Đạo, Cơ Quan Nhà Nước Thì Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Giả mạo văn bản, chữ ký có rất nhiều dạng, có thể việc giả mạo vì động cơ vụ lợi nhưng cũng nhiều trường hợp giả mạo không nhằm vụ lợi mà là nhằm bôi nhọ, xúc phạm, vu không, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Có thể kế đến một số trường hợp đã xảy ra trong thời gian qua như vụ việc nguyên thủ quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam VIB giả chữ ký của khách hàng và giám đốc chi nhánh rồi tự ý rút tiền trong tài khoản, hay trường hợp giả mạo văn bản của lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về vấn đề đầu tư vốn cho dự án Khu đô thị sinh thái trên địa bàn tỉnh,… Vậy đối với hành vi giả mạo văn bản, chữ ký của lãnh đạo, cơ quan nhà nước sẽ bị xử lý như thế nào?
Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi giả mạo văn bản, chữ ký
Giả mạo chữ ký, văn bản bị xử lý như thế nào

Hành vi giả mạo văn bản, chữ ký

Trước hết, hành vi giả mạo văn bản, chữ ký của người khác là hành vi trái quy định của pháp luật và tùy thuộc vào mục đích mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi giả mạo văn bản, chữ ký của người khác để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của người khác hoặc giả mạo để thực hiện hợp đồng tặng cho, mua bán thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Đối với một người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ quyền hạn nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác theo Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Người giả mạo chữ ký đều có động cơ riêng của mình, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị coi là tội phạm. Tùy theo động cơ, mục đích, tính chất, mức độ và hậu quả của việc giả mạo chữ ký mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt hành chính. Để hạn chế, phát hiện và xử lý nhanh chóng những hành vi giả mạo văn bản, chữ ký, cơ quan chức năng cần có những áp dụng trong phương tiện và công nghệ tiên tiến nhằm phát hiện chính xác, triệt để những trường hợp văn bản, chữ ký giả để đưa ra xử lý.

Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi giả mạo văn bản, chữ ký

Hành vi giả mạo chữ ký có thể bị xử lý hành chính với mức tiền phạt phụ thuộc vào việc giả mạo chữ ký trong từng lĩnh vực cụ thể, như:
  • Hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực trong hoạt động chứng thực sẽ bị phạt tiền từ 01-03 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 24 VBHN 462/VBHN-BTP năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đinh, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã do bộ tư pháp ban hành).
  • Hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng; đối với hành vi làm giả giấy tờ trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm, làm giảm giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng (khoản 3, khoản 4 Điều 45 VBHN 462/VBHN-BTP năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đinh, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã do bộ tư pháp ban hành).
Giả mạo văn bản, chữ ký có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi giả mạo văn bản, chữ ký

Giả mạo văn bản, chữ ký có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi giả mạo chữ ký gây nguy hiểm cho xã hội và đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội danh tương ứng sau đây:
  • Nếu người giả mạo chữ ký thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản, di sản thừa kế, thực hiện các hợp đồng mua bán, tặng cho một cách gian dối, chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc bên thứ ba,… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc sẽ bị phạt tù cao nhất là chung thân, mức phạt tù tùy tường từng trường hợp và giá trị tài sản tội phạm đã chiếm đoạt.
  • Trường hợp nếu người có chức vụ và quyền hạn lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để giả mạo chữ ký thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội giả mạo trong công tác. Người nào vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi làm, cấp giấy tờ giả, giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc ông việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Trên đây là những phân tích của chúng tôi về vấn đề giả mạo chữ ký, giả mạo văn bản và những quy định về việc xử phạt đối với hành vi này. Mọi thắc mắc cũng cần giải đáp về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Việc Xử Lý Công Nợ Khi Giải Thể Doanh Nghiệp Như Thế Nào?

Việc xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp như thế nào? Ai sẽ là người trả nợ cho công ty khi giải thể. Việc doanh nghiệp phải giải thể là điều không ai mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới giải thể nhưng một trong số các nguyên nhân phổ biến đó là thiếu vốn để tiếp tục duy trì và phát triển công ty. Công ty làm ăn không hiệu quả, thua lỗ, nợ tiền đối tác khách hàng, ngân hàng… dẫn tới khủng hoảng tài chính, có nguy cơ dẫn đến phá sản. 
Doanh nghiệp cần làm gì trước khi giải thể doanh nghiệp
Việc xử lý công nợ trước khi giải thể doanh nghiệp

Điều kiện doanh nghiệp phải làm trước khi giải thể doanh nghiệp là gì?

Khi giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp cho các bên liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rõ nghĩa vụ thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp:
“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị giải thể cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”

Thứ tự thanh toán xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp như thế nào?

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây khi giải thể doanh nghiệp như sau:
Một, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
Hai, nợ thuế.
Ba, các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Công ty giải thể, ai trả nợ?
Ai là người trả nợ cho công ty khi giải thể doanh nghiệp

Ai sẽ là người trả nợ cho công ty khi giải thể doanh nghiệp?

Tùy theo loại hình doanh nghiệp thì ai là người trả nợ cho công ty khi giải thể doanh nghiệp:
  • Đối với công ty cổ phần thì khi giải thể doanh nghiệp thì các khoản nợ sẽ được các cổ đông thực hiện trả nhưng chỉ trong giới hạn vốn góp vào doanh nghiệp, căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014.
  • Doanh nghiệp tư nhân thì khi giải thể bắt buộc phải là chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp tiến hành thanh toán khoản nợ khi giải thể công ty. Vì khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 quy định “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
  • Đối với công ty hợp doanh thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 172 Luật doanh nghiệp 2014.
Về trách nhiệm đối với khoản nợ công ty TNHH thì chia ra hai trường hợp sau:
Một, tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, căn cứ vào khoản 1 Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014.
Hai, các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, dựa vào điểm b khoản 1 Điều 47 Luật doanh nghiệp 2014.
Ngoài ra đối với doanh nghiệp có hai thành viên trở lên hoặc tổ chức là chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, thì người quản lý có liên quan và doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 201 Luật doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung liên quan về việc xử lý công nợ khi giải thể doanh nghiệp như thế nào? Ai sẽ là người trả nợ cho công ty khi giải thể. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, việc ai chi trả nợ cho công ty là tùy thuộc loại hình doanh nghiệp. Theo dõi chúng tôi thường xuyên để nhận được những tư vấn thành lập doanh nghiệp nhé


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Đơn Phương Ly Hôn Có Được Chia Tài Sản Không?

Ly hôn luôn là điều mà không gia đình nào mong muốn sẽ xảy ra trong hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng ít nhiều sẽ phát sinh những mâu thuẫn không thể hàn gắn dẫn đến đời sống gia đình đỗ vỡ. Khi một trong hai người muốn ly hôn thì vấn đề tài sản chính là một trong những việc mà mọi người thắc mắc có thể chia được không. Như vậy, khi đơn phương ly hôn có được chia tài sản không?
Yêu cầu chia tài sản khi đơn phương ly hôn
Khi ly hôn đơn phương thì vợ hoặc chồng có được chia tài sản không

Khi ly hôn đơn phương thì vợ hoặc chồng có được chia tài sản không?

Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định. Về nguyên tắc khi ly hôn thì vấn đề chia tài sản sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì:
  • Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung;
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng tính đến các yếu tố. Một là, Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. Hai là, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Bốn là, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Trong hôn nhân, vợ chồng sẽ khó tránh khỏi việc phát sinh quan hệ tài sản chung. Khi đó, nếu giữa vợ chồng có tài sản chung thì vợ hoặc chồng sẽ được chia.
Trong vụ việc ly hôn đơn phương, tòa án luôn tôn trọng quyền tự nguyện thỏa thuận của cả hai vợ chồng, kể cả vấn đề chia tài sản. Trong trường hợp thỏa thuận không thành và các bên có yêu cầu thì tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản theo quy định của pháp luật, việc chia tài sản sẽ được ghi nhận tại quyết định hoặc bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án.

Yêu cầu chia tài sản khi ly hôn đơn phương như thế nào?

Theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình quy định Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, theo đó tòa án sẽ dựa trên cơ sở các nguyên tắc sau đây để chia tài sản vợ chồng khi ly hôn đơn phương trong từng trường hợp cụ thể, sao cho hợp lý và hợp tình:
Tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân gia đình.
  • Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
  • Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
Làm sao để đơn phương ly hôn?
Thủ tục khởi kiện ly hôn đơn phương có chia tài sản

Thủ tục khi khởi kiện ly hôn đơn phương có chia tài sản như thế nào?

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương có yêu cầu chia tài sản được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
Trong đó, đơn khởi kiện ly hôn đơn phương cần thêm yêu cầu chia tài sản. Khi chuẩn bị hồ sơ cần chuẩn bị thêm các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm…
Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự;
Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Trên đây, là các nội dung tư vấn đề đơn phương ly hôn có được chia tài sản không. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì chưa rõ ràng hoặc quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Điều Kiện Nào Để Được Vào Chơi Tại Casino Việt Đầu Tiên Tại Việt Nam?

Từ ngày 20/1, Casino Corona thuộc khu phức hợp Corona Resort & Casino Phú Quốc đã chính thức đi vào hoạt động, trở thành Casino hợp pháp đầu tiên tại Việt Nam được thí điểm mở cửa cho người Việt vào chơi trong vòng 3 năm. Đây cũng là casino dành cho người Việt duy nhất hiện nay theo Nghị định số 03/2017/NĐ-CP. Như vậy, điều kện nào đối với người muốn chơi tại casino Việt này?

Casino cho người Việt
Casino cho người Việt đầu tiên tại Việt Nam

Điều kiện người Việt được chơi tại casino đầu tiên như thế nào?

Theo Điều 12, của Nghị định số 03/2017/NĐ-CP về việc thí điểm cho người Việt vào casino quy định như sau:
Một là, phải là người đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Hai là, có đủ năng lực về tài chính để tham gia chơi tại Điểm kinh doanh casino. Người chơi phải chứng minh được có thu nhập thường xuyên từ 10 triệu đồng/tháng trở lên hoặc thuộc diện chịu thuế từ bậc 3 trở lên theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân.
Ba là, Phải mua vé tham gia chơi tại Điểm kinh doanh casino. Mức vé là 01 triệu đồng/24 giờ liên tục/người hoặc 25 triệu đồng/tháng/người;
Bốn là, Không thuộc đối tượng bị người thân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong gia đình là bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con ruột hoặc bản thân có đơn đề nghị doanh nghiệp kinh doanh casino không cho phép chơi tại Điểm kinh doanh casino;
Năm là, Người Việt Nam được phép vào chơi tại Điểm kinh doanh casino chỉ được sử dụng tiền đồng Việt Nam để đổi đồng tiền quy ước và được đổi đồng tiền quy ước ra đồng Việt Nam trong trường hợp chơi không hết hoặc trúng thưởng.

Chứng minh năng lực tài chính bằng cách nào để được chơi tại casino?

Theo quy định tai Điều 4 Thông tư 102/2017/TT-BTC của Bộ tài chính thì khách phải có một trong những giấy tờ chứng minh thu nhập như:
Hồ sơ chứng minh người Việt Nam có đủ năng lực về tài chính để tham gia chơi tại Điểm kinh doanh casino là một trong các loại hồ sơ sau:
Thứ nhất, Các chứng từ chứng minh có thu nhập chịu thuế từ bậc 3 trở lên theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân: Bản sao có chứng thực tờ khai thuế thu nhập cá nhân đã được cơ quan thuế quyết toán hoặc bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của cơ quan thuế chứng minh người chơi có thu nhập chịu thuế từ bậc 3 trở lên theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân trong vòng 01 năm trước khi vào chơi casino.
Điều kiện để chơi casino tại Việt Nam đúng pháp luật
Điều kiện để chơi casino tại Việt Nam
Thứ hai, Các chứng từ chứng minh có thu nhập thường xuyên từ 10 triệu đồng/tháng trở lên:
  • Bản sao có chứng thực xác nhận thu nhập hàng tháng, bảng lương hàng tháng hoặc quyết định trả lương của cơ quan nơi người chơi đang công tác xác nhận trong 03 tháng gần nhất kể từ ngày vào chơi casino, trong đó thể hiện mức thu nhập hàng tháng từ 10 triệu đồng trở lên;
  • Bản sao có chứng thực hợp đồng cho thuê nhà, cho thuê tài sản của người chơi còn hiệu lực theo quy định của pháp luật, trong đó thể hiện tổng số tiền cho thuê hàng tháng từ 10 triệu đồng trở lên;
  • Bản sao có chứng thực sổ tiết kiệm ngân hàng, sao kê tài khoản tiền gửi ngân hàng của người chơi có thời hạn từ 01 năm trở lên và có phát sinh lãi hàng tháng từ 10 triệu đồng trở lên;
  • Các giấy tờ khác chứng minh được người chơi có thu nhập thường xuyên từ 10 triệu đồng/tháng trở lên;
  • Người chơi có thể xuất trình đồng thời nhiều hồ sơ để chứng minh có tổng thu nhập thường xuyên từ 10 triệu đồng/tháng trở lên.
Người chơi chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu được chứng thực khi xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh casino để vào chơi casino.

Trường hợp nào bị cấm chơi tại casino?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 03/2017/NĐ-CP, Đối tượng người Việt Nam bị cấm không được vào chơi tại Điểm kinh doanh casino, bao gồm:
  • Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử;
  • Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích;
  • Người đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù;
  • Người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhận chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án;
  • Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trên đây, là các nội dung về các vấn đề liên quan đến điều kiện nào để được vào chơi tại casino Việt đầu tiên tại Việt Nam? Trường hợp trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc thì quý khách có thể liên hệ qua hotline: 0908.748.368 để được hỗ trợ trực tiếp.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Cuộc Chiến “Ly Hôn” Của Vợ Chồng Sở Hữu Tập Đoàn Trung Nguyên

Đặng Lê Nguyên Vũ – Lê Hoàng Diệp Thảo là những doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam, tạo nên thương hiệu cà phê Trung Nguyên với Tập đoàn Trung Nguyên và nhiều công ty trực thuộc. Cuộc chiến “ly hôn” giữa hai vợ chồng này tranh chấp quyền lực lên đỉnh điểm với hàng loạt tố cáo nối dài, nhiều vụ kiện đan xen đến nay vẫn chưa có hồi kết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây:

Cuộc chiến ly hôn của cặp vợ chồng sở hữu tập đoàn Trung Nguyên

Thuận tình ly hôn

Quá trình TAND TP.HCM tổ chức hòa giải, bà Thảo nhiều lần nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng ông Vũ thường xuyên vắng nhà, thiếu sự quán xuyến điều hành Tập đoàn Trung Nguyên cũng như chăm sóc vợ con nên bà quyết định nộp đơn ly hôn.
Theo đơn khởi kiện xin ly hôn ban đầu vào năm 2015, bà Thảo yêu cầu TAND TP.HCM giải quyết 3 vấn đề: chấm dứt mối quan hệ hôn nhân; được trực tiếp nuôi dưỡng 4 con chung và ông Vũ có nghĩa vụ, trách nhiệm trợ cấp; chia đôi số cổ phần cả hai bên đang sở hữu tại Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên.
Tòa phúc thẩm bác kháng cáo của bà Thảo. Trong khi ông Vũ trình bày do các bên mâu thuẫn từ suy nghĩ về cuộc sống, cách điều hành Tập đoàn Trung Nguyên nên mục đích hôn nhân không còn.
Trong buổi hòa giải tại tòa, hai bên thống nhất thuận tình ly hôn nhưng không đạt được tiếng nói chung về con chung và tài sản. Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu không thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con hoặc thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của họ thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Về con chung, khi đòi quyền trực tiếp nuôi con, bà Thảo đề nghị ông Vũ cấp dưỡng cho mỗi người con 5% trong tổng số cổ phần mà ông sở hữu tại Tập đoàn Trung Nguyên. Ngược lại, ông Vũ đề nghị được nuôi 4 người con chung và không yêu cầu bà Thảo trợ cấp hằng tháng. Nếu tòa tuyên bà Thảo được quyền nuôi con, ông Vũ chỉ đồng ý chia 5% cổ tức của ông cho mỗi người con thôi.

Thuận tình ly hôn của cặp vợ chồng nổi tiếng

Diễn biến yêu cầu giám định tâm thần ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã đăng tin ông Vũ có vấn đề về tâm thần khiến ông vô cùng đau đớn và gánh chịu nhiều năm qua. Mẹ ông đã phải 2 lần đưa con trai đi giám định tâm thần để chiều ý con dâu, nhưng bà Thảo vẫn không ngừng lại, cuộc chiến pháp lý này càng trở nên căng thẳng.
Khi bà Thảo nói ông Vũ bị bệnh, ông đã đi khám để chứng minh mình không bệnh. Ông đi bệnh viện chợ Rẫy, rồi qua Việt Pháp, nhưng như thế chưa xong, ông phải ra bệnh viện tâm thần Biên Hoà, họ có một hội đồng hỏi như hỏi cung. Nhưng như vậy chưa xong, đem kết quả họ cũng không chịu, ông Vũ lại phải ra một hội đồng giám định sức khỏe tâm thần của trung ương, được “quần” cả ngày, thậm chí hỏi cả việc ông Vũ có nhớ tên các Chủ tịch nước qua các thời kỳ.

Tranh cãi tài sản chung, quyền quản lý

Tài sản chung là nội dung gây nhiều tranh cãi trong cuộc chiến “ly hôn” của cặp vợ chồng sở hữu tập đoàn Trung Nguyên và chưa đạt một thỏa thuận cụ thể nào.
Trong đơn khởi kiện ban đầu, bà Thảo nêu trong thời kỳ hôn nhân, hai bên đã tạo lập được khối tài sản chung. Theo bà, vốn điều lệ của Tập đoàn Trung Nguyên hiện là 2.500 tỉ đồng; tài sản chung của cả hai là 75 triệu cổ phần. Trong đó, ông Vũ đứng tên số cổ phần trị giá 500 tỉ đồng, bà Thảo đứng tên số cổ phần trị giá 250 tỉ đồng và bà đề nghị được chia đôi.
Trong đơn khởi kiện bổ sung, bà Thảo yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm: số cổ phần sở hữu và quyền tài sản tại Tập đoàn Trung Nguyên và Công ty CP với tổng giá trị phân chia bổ sung là 52,5 tỉ đồng. Như vậy, theo bà Thảo, tổng giá trị tài sản chung của hai vợ chồng khoảng 802,5 tỉ đồng và bà yêu cầu chia đôi bằng cổ phần sở hữu tại 2 công ty. Bà Thảo tự định giá và đưa ra tổng số tiền để tòa có cơ sở tính án phí, chứ không dựa vào đó với mong muốn nhận một nửa số tiền trong tổng tài sản chung.
Ở lần hòa giải cuối, bà Thảo đưa ra phương án, đề nghị tổng số tài sản chung của vợ chồng hiện nay chia thành 2 nhóm: Trung Nguyên và G7. Bà Thảo sẽ “nhường” quyền lựa chọn đầu tiên cho ông Vũ. Nếu ông Vũ chọn nhóm tài sản Trung Nguyên thì bà Thảo sẽ nhận nhóm tài sản G7 và ngược lại.
Về phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng hiện nay đã có một Hội đồng định giá do tòa trưng cầu giám định, để xác định giá trị tài sản chung của hai vợ chồng tại nhóm Trung Nguyên và G7. Thông qua kết quả giám định này, bà Thảo sẽ nhận tương ứng với số vốn góp ban đầu của các cổ đông, ông khẳng định ông không sân si về tài sản.
Đến nay cuộc ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng vua cà phê vẫn chưa ngã ngũ và hứa hẹn sẽ còn kéo dài nữa. Chắc chắn, người thua lấm lưng trắng bụng trong cuộc chiến pháp lý này chính là danh tiếng và thương hiệu Trung Nguyên. Trên đây là bài viết về Cuộc chiến pháp lý giữa hai vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Nếu bạn có thắc mắc gì về vấn đề này hãy liên hệ với công ty của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.