Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2018

Đền Bù Đất Rừng Không Có Sổ Đỏ

Có đền bù đất rừng không có sổ đỏ khi thu hồi theo quy định? Đây là thắc mắc của không ít người đang nằm trong tình huống đất bị thu hồi. Việc đất rừng không có sổ đỏ được bồi thường khi bị thu hồi phải đảm bảo đất đó đã đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật đất đai hiện hành, nhưng chưa làm thủ tục theo quy định để được cấp.  Bồi thường về đất khi thu hồi đất rừng không có sổ đỏ Đất rừng không có sổ đỏ có được bồi thường theo quy định không? Người sử dung đất rừng không có sổ đỏ khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật đất đai 2013 thì được bồi thường. Điều kiện để được đền bù đất rừng không có sổ đỏ bị thu hồi khi: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm; Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, c

Mua Nhà Bằng Giấy Tay Có Công Chứng Được Không?

Hiện nay, mua nhà bằng giấy tay giữa chủ nhà và người mua đang diễn ra rất nhiều. Tuy nhiên, ít ai biết được giấy viết tay đó có hiệu lực pháp lý trong thời buổi pháp luật đang rất gần với mọi người dân. Vậy mua nhà bằng giấy viết tay có cần công chứng không? Công chứng có được pháp luật công nhận không? Mua nhà bằng giấy viết tay công chứng có hiệu lực không? Pháp luật quy định hình thức hợp đồng mua bán nhà như thế nào? Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở được quy định cụ thể trong Luật nhà ở 2014, như sau: Thứ nhất, theo Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, bao gồm các nội dung: Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên; Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng

Giải Quyết Tranh Chấp Mốc Giới Đất

Để xác định có bị lấn đất hay có tranh chấp mốc giới đất hay không thì cần phải dựa vào ranh giới thửa đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, các tranh chấp mốc giới đất diễn ra rất phổ biến và mức độ phức tạp ngày càng tăng lên. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức đang có tranh chấp mốc giới đất. Dưới đây là bài viết hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp mốc giới đất. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp mốc giới đất. Mốc giới đất là gì? Xác định mốc giới giữa hai mảnh đất liền kề như thế nào? Mốc giới đất được hiểu là ranh giới xác định giữa thửa đất của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật dân sự 2015, mốc giới giữa hai mảnh đất liền kề được xác định như sau: Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo

Đất Lưu Không Là Gì?

Nhiều người hỏi đất lưu không là gì? Có phải là đất hành lang an toàn giao thông, đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này? Cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ đất lưu không Đất lưu không là gì? Đất lưu không là khái niệm tự phát trong đời sống, bởi hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là đất lưu không và việc sử dụng đất lưu không. Trên thực tế, phần đất này trong quy hoạch nằm trong phần hành lang giao thông, công trình công cộng. Ta có thể hiểu đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này. Hành lang an

Động Cơ Nào Khiến Grab Ngỏ Ý Mua Lại Cổ Phần Của Vinasun?

Trước đó, tại phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn Công ty TNHH Grab (Grab), HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa để hai bên hòa giải. Trong phương án hòa giải. Grab đã đưa ra một số giải pháp về mặt thương mại như Grab sẽ chịu lỗ mua lại cổ phiếu của nguyên đơn, với giá chênh lệch hơn 60 tỉ đồng. Như vậy, động cơ nào khiến Grab ngỏ ý mua lại cổ phần của Vinasun? Vinasun kiện grab đòi bồi thường thiệt hại do Grab gây ra Diễn biến vụ kiện giữa Grab và Vinasun như thế nào? Ngày 26/12, TAND TP HCM lại tiếp tục đưa vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (sở hữu thương hiệu taxi Vinasun) kiện Công ty TNHH Grab (Grab) đòi bồi thường 41,2 tỷ đồng ra xét xử sau gần 1 tháng tạm dừng. Trước đó, HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa để hai bên hòa giải, tuy nhiên HĐXX vẫn chưa nhận được văn bản ghi nhận hòa giải thành

SUẤT TÁI ĐỊNH CƯ LÀ ĐẤT Ở CÓ ĐƯỢC PHÉP CHUYỂN NHƯỢNG KHÔNG?

Suất tái định cư, dù chưa được phép nhưng việc mua bán, chuyển nhượng đất ở tái định cư đã diễn ra khá nhiều. Các trang mạng mua bán bất động sản đang rao bán ồ ạt về tái đất ở tái định cư. Vậy pháp luật quy định thế nào về việc chuyển nhượng suất tái định cư là đất ở? Tái định cư là gì? TĐC là việc bố trí chỗ ở mới hoặc trả chi phí để người có đất bị thu hồi tìm một chỗ ở mới trong trường hợp người bị thu hồi đất không còn chỗ ở nào khác trong phạm vi địa phương nơi có đất bị thu hồi và phải di chuyển chỗ ở. Tùy thuộc vào diện tích đất bị thu hồi và khả năng chi trả của người được TĐC, nếu người đủ điều kiện được bố trí TĐC mà không nhận tiền để tự lo chỗ ở mới, sẽ được ưu tiên bố trí TĐC tại chỗ bằng đất ở hoặc nhà ở tại khu vực có đất bị thu hồi hoặc tại nơi có điều kiện bố trí TĐC. Suất tái định cư là đất ở có được phép chuyển nhượng không? Nguyên tắc bố trí suất tái định cư là đất ở? Nguyên tắc bố trí suất tái định cư là đất ở là: công khai hóa phương án TĐC; ưu tiên b

Đất Lưu Không Có Được Cấp Sổ Đỏ Không?

Việc sử dụng đất lưu không có được cấp sổ đỏ không? Nhiều người đã và đang sử dụng phần đất lưu không trong suốt một thời gian dài nhưng liệu pháp luật cho phép họ sử dụng và sở hữu phần diện tích đất nói trên không? Thực tế, việc xác lập quyền sử dụng hay nói cách khác là được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất lưu không thì không được pháp luật hiện hành thừa nhận.  Đất lưu không có được cấp sổ đỏ hay không? Đất lưu không là gì? Ta có thể hiểu đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, đất xây dựng các hệ thống giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện, dẫn xăng dầu, dẫn khí, thông tin liên lạc và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình này. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ (Luật giao thông đường bộ 2008). Đó là phần đất có quy hoạch làm đất để phục vụ ch

Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt với những cạnh tranh, tranh chấp từ đối thủ và thị trường cũng như phải đối diện với những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ trong nội bộ của mình. Những tranh chấp và mâu thuẫn này có tác động không hề nhỏ, trong nhiều trường hợp sẽ ảnh hưởng tới chiến lược và cả sự tồn tại của doanh nghiệp, đòi hỏi phải được xử lý một cách hợp lý, khoa học. Dưới đây là bài viết về việc giải quyết tranh chấp thương mại. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại   Phương thức giải quyết tranh chấp   Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005 có các hình thức giải quyết tranh chấp sau: Một là, thương lượng giữa các bên. Là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thông qua việc các bên cùng nhau thỏa thuận, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ 3 nào. Là hình thức tranh chấp

Giải Quyết Tranh Chấp Lối Đi Chung

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Tuy nhiên, rất dễ phát sinh tranh chấp lối đi chung khi các chủ thể không thỏa thuận được về vị trí, chiều rộng, chiều cao của lối đi. Và bạn đang cần tư vấn về luật đất đai?  Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung Quyền về lối đi chung được quy định như thế nào? Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015, thì chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây

Tìm Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đất Đai Ở Đâu?

Có thể nói đất đai là loại tài sản có nhiều biến động và nhu cầu giao dịch chuyển nhượng, thuê rất nhiều. Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phức tạp do đó các đương sự luôn phải tìm đến các văn phòng, công ty luật để nhờ tư vấn. Vậy tìm luật sư tư vấn tranh chấp đất đai ở đâu? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây. Tìm luật sư tư vấn tranh chấp đất đai ở đâu? Các loại hình tranh chấp đất đai hiện nay là gì? Tranh chấp đất đai có rất nhiều dạng bởi vì sự diễn biến phức tạp trên thị trường bất động sản cũng như các giao dịch hằng ngày. Tuy nhiên, vẫn có các tình huống tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay như sau: Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Loại tranh chấp này khá phổ biến bởi vì thông thường trên đất sẽ có nhà hoặc những loại cây trồng. Việc tranh chấp này thường xảy ra với những người thân quen, hàng xóm láng giềng vì nhiều lý do khai thác, đi làm ăn xa… dẫn đến đất thuộc vào tay người khác. Tranh chấ

Hợp Đồng Thương Mại Là Gì?

Khi nói tới hợp đồng, tức là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên. Trong thực tế, có nhiều người sử dụng khái niệm hợp đồng thương mại. Vậy hợp đồng thương mại là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về khái niệm hợp đồng này là gì và các đặc điểm của hợp đồng này. Khái niệm hợp đồng thương mại theo quy định pháp luật Khái niệm hợp đồng thương mại Trong Luật thương mại 2005 không có khái niệm hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là  hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại. Các hoạt động thương mại ở đây được xác định theo Điều 1 Luật thương mại 2005 gồm: hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các

Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Thương Mại Có Yếu Tố Nước Ngoài

Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, nếu các bên có mâu thuẫn, tranh chấp thì giải quyết trước hết thông qua hòa giải, thương lượng với nhau. Trong trường hợp hòa giải, thương lượng không thành thì yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài để giải quyết. Trong trường hợp đó là tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài thì giải quyết ra sao? Có khác với tranh chấp bình thường không? Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài Thẩm quyền xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài như thế nào? Trong hợp đồng, nếu các bên thỏa thuận khi có tranh chấp xảy ra sẽ do Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp. Thì khi có tranh chấp, các bên có thể khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài. Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp thuộc thẩm quyền chung và riêng biệt được quy định tại Điều 469 và Điều 470

Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất

Hiện nay, các cá nhân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình khi đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của Luật đất đai 2013. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển nhượng có rất nhiều rủi ro có thể phát sinh tranh chấp, điển hình là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Dưới đây là bài viết hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất? Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hiện nay đang gặp khó khăn trong việc nhận dạng đâu là tranh chấp bất động sản hay là tranh chấp liên quan đến bất động sản. Việc xác định tranh chấp bất động sản hay là tranh chấp liên quan đến bất động sản có ý nghĩa xác định thẩm quyền của Tòa án giải quyết.  Chính vì có sự nhầm lẫn về tranh chấp cho nên có rất nhiều trường hợp nhiều cấp Tòa nhầm lẫn giữa “Tr

Đất Nông Nghiệp Có Được Xây Tường Bao Không?

Để bảo vệ quyền sử dụng đất cũng như xác định ranh giới đất và tránh những hành vi phá hoại tài sản của người, vật nuôi gây ra đối với phần đất nông nghiệp của mình, người sử dụng đất thường xây tường rào bao quanh đối với mảnh đất nông nghiệp đó. Việc làm trên đúng hay sai? Người sử dụng đất phải làm thế nào để bảo vệ quyền sử dụng đất của họ và xác định vị trí với những người xung quanh? Đất nông nghiệp có được phép xây dựng hàng rào không? Quy định của pháp luật về việc xây dựng hàng rào Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Dân sự 2015 thì hàng rào được phép xây dựng trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình với các yêu cầu như sau: Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu c