Chuyển đến nội dung chính

Động Cơ Nào Khiến Grab Ngỏ Ý Mua Lại Cổ Phần Của Vinasun?

Trước đó, tại phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn Công ty TNHH Grab (Grab), HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa để hai bên hòa giải. Trong phương án hòa giải. Grab đã đưa ra một số giải pháp về mặt thương mại như Grab sẽ chịu lỗ mua lại cổ phiếu của nguyên đơn, với giá chênh lệch hơn 60 tỉ đồng. Như vậy, động cơ nào khiến Grab ngỏ ý mua lại cổ phần của Vinasun?
Vụ kiện vinasun và gran đi đến đâu
Vinasun kiện grab đòi bồi thường thiệt hại do Grab gây ra

Diễn biến vụ kiện giữa Grab và Vinasun như thế nào?

Ngày 26/12, TAND TP HCM lại tiếp tục đưa vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (sở hữu thương hiệu taxi Vinasun) kiện Công ty TNHH Grab (Grab) đòi bồi thường 41,2 tỷ đồng ra xét xử sau gần 1 tháng tạm dừng.
Trước đó, HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa để hai bên hòa giải, tuy nhiên HĐXX vẫn chưa nhận được văn bản ghi nhận hòa giải thành của các bên.
Thời gian tạm ngừng phiên tòa không quá 1 tháng nên HĐXX ra quyết định mở lại phiên tòa vào 26-12.
Theo phương án hòa giải, Grab muốn đàm phán mua cổ phần của Vinasun với giá chênh lệch là 65 tỷ đồng nhưng không thành.
Tại phiên tòa, phía Grab vẫn bày tỏ mong muốn hòa giải. Đại diện Grab cho biết nếu nguyên đơn muốn hòa giải thì sẽ tiếp tục hòa giải.

Động cơ nào khiến Grab ngỏ ý mua lại cổ phần Vinasun?

Theo đó, phía Grab khẳng định việc chịu lỗ để mua lại cổ phiếu với giá chênh lệch 65 tỷ đồng là hoàn toàn có lợi hơn cho Vinasun khi Vinasun muốn khởi kiện để được bồi thường thiệt hại 41.2 tỷ đồng từ Grab. Với 17 tháng theo đuổi vụ kiện là quá mệt mỏi khi mà lỗi không phải do Grab gây ra. Mong muốn không tốn thời gian cho vụ kiện vô nghĩa này mà tập trung cho hoạt động kinh doanh. Việc muốn mua cổ phần Vinasun được coi là một hoạt động đầu tư, Grab kỳ vọng hợp tác cùng Vinasun, hoá giải góc nhìn sai lệch thành hài hòa mối quan hệ kinh doanh và kết thúc vụ án một cách tốt đẹp.
Tuy nhiên, phía Vianasun khởi kiện không hoàn toàn vì khoản tiền đó mà mục đích khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại để làm rõ được các hành vi sai phạm trong hoạt động kinh doanh của Grab, mối quan hệ nhân quả của hành vi này với thiệt hại,… Từ đó, muốn khẳng định Grab là Grab  đơn vị kinh doanh vận tải – lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun, chứ không phải đơn vị cung ứng dịch vụ kết nối. Mong muốn xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Phía Vinasun cho rằng nội dung đàm phán đưa ra không gắn với nội dung vụ án và mối quan hệ nhân quả nên không chấp nhận. Vinasun khẳng định không muốn tiếp tục hòa giải. Do đó, HĐXX tiếp tục tiến hành xét xử.
Grab muốn mua lại cổ phần của Vinasun
Động cơ grab muốn mua lại cổ phần của Vinasun

Vụ kiện giữa Grab và Vinasun đã kết thúc xét xử sơ thẩm như thế nào?

Ngày 28/12, theo bản án, TAND TP HCM đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), tuyên buộc Công ty TNHH Grab Việt Nam bồi thường cho nguyên đơn hơn 4,8 tỷ đồng.
Quyết định này được HĐXX đưa ra sau khi nghiên cứu hồ sơ và thẩm vấn tại tòa. Grab có nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có mối quan hệ nhân quả giữa sai phạm của Grab với thiệt hại của Vinasun.
Grab là doanh nghiệp Việt Nam có trụ sở tại TP.HCM nên thẩm quyền thụ lý thuộc Tòa Kinh tế TAND TP.HCM. Việc triệu tập các cơ quan như Bộ GTVT đến tòa, HĐXX cho rằng không cần thiết. Công ty giám định Cửu Long không phải là đối tượng bắt buộc phải có mặt nên không cần thiết phải triệu tập cho bằng được.
Xét hoạt động của Grab, tòa cho rằng Grab đã trực tiếp kinh doanh taxi, điều chỉnh giá bán, khuyến mãi, thưởng điểm cho tài xế,…Grab cho rằng tài xế thuộc Hợp tác xã quản lý nhưng phải thừa nhận Grab có xử phạt tài xế trong khi Đề án 24 không cho phép Grab làm điều này.
Với tài xế khi đăng ký làm cho Grab, họ hoàn toàn làm việc với Grab chứ không có đơn vị vận tải nào. Điều này tòa nhận định dựa vào biên bản lời khai của đơn vị vận tải và tài xế….
Từ những điều này cho thấy việc Grab cho rằng công ty này chỉ hoạt động cung ứng phần mềm là không có cơ sở chấp nhận. Hoạt động Grab đã và đang thực hiện là hoạt động kinh doanh vận tải taxi. Tòa cũng dẫn chứng vụ kiện đối với Uber tại Tòa Công lý Châu Âu, với phán quyết theo hướng Uber cũng là công ty kinh doanh dịch vụ vận tải. Đây là hành vi có lỗi của Grab, vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật.
Tuy nhiên, Vinasun lại không đưa ra được những căn cứ chứng minh hành vi vi phạm của Grab là nguyên nhân duy nhất gây ra thiệt hại cho mình. Vì vậy không đủ cơ sở chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun buộc Grab phải bồi thường số tiền là 41,2 tỷ đồng.
Trên đây là những vấn đề về động cơ ngỏ ý mua lại cổ phần Vinasun của Grab. Qua vụ việc, phía Grab có những phần sai về pháp luật, nhưng quả thực là họ đã làm cho các doanh nghiệp taxi truyền thống vốn thu lợi khủng phải bừng tỉnh trong cơn say thu lời từ khách hàng. Từ đó, các doanh nghiệp vận tải truyền thống như Vinasun cần xem xét lại về mô hình hoạt động, chất lượng dịch vụ, quản lý để có thể cạnh tranh trong môi trường công nghệ ngày càng phát triển hiện nay.


Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ