Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

TỘI PHẠM PHÁP NHÂN TRONG LĨNH VỰC HÀNG HÓA (PHÂN 6)

d)     Đối với tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm:

Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·        Điều kiện về chủ thể:
-                 Một là, tẩu tán trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không giúp sức”, “không che giấu”.
-                 Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-                 Ba, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·        Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
-         Một là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong đó,
§     Những hàng cấm còn lại thuộc danh mục hàng cấm được liệt kê trong Phụ lục 1 – danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh được quy định trong văn bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

TỘI PHẠM PHÁP NHÂN TRONG LĨNH VỰC HÀNG HÓA (PHÂN 5)

c)     Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm: 

Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân cần:
·        Điều kiện về chủ thể:
-                 Một là, tẩu tán trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không giúp sức”, “không che giấu”.
-                 Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-                 Ba, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·        Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

TỘI PHẠM PHÁP NHÂN TRONG LĨNH VỰC HÀNG HÓA (PHÂN 4)


b)     Đối với tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới: 

Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân cần:

·        Điều kiện về chủ thể:
-                 Một là, tẩu tán trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không giúp sức”, “không che giấu”.
-                 Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-                 Ba, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.

·        Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
-         Một là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong đó:

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

TỘI PHẠM PHÁP NHÂN TRONG LĨNH VỰC HÀNG HÓA (PHÂN 3)

Kiến nghị - Giải pháp về việc áp dụng nội dung quy định pháp luật:
a)     Đối với tội buôn lậu: để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·        Điều kiện về chủ thể:
-                 Một là, tẩu tán trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không giúp sức”, “không che giấu”.
-                 Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-                 Ba, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·        Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự cho pháp nhân thương mại, đó chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
-         Một là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong đó:

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

TỘI PHẠM PHÁP NHÂN TRONG LĨNH VỰC HÀNG HÓA (PHÂN 2)

Thông qua việc quy định chi tiết về các tội danh mà pháp nhân phải chịu thì nội dung chính mà pháp luật hướng đến việc quản lý các tội phạm liên quan đến hàng hóa chung này là:
a)     Khách thể: hành vi phạm tội này xâm phạm đến chính sách quản lý của nhà nước ta bao gồm cả trong nước và quốc tế. Đồng thời xâm hại đến nền sản xuất hàng hóa, làm mất sự ổn định của thị trường, xâm hại đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
Đối tượng của hành vi phạm tội: liên quan đến hàng hóa mà Nhà nước cấm hoặc hạn chế kinh doanh, bao gồm hàng giả và hàng cấm kinh doanh. Đối tượng của hành vi phạm tội bao gồm một trong các bộ phận sau.
§  Một là, chủ thể của quan hệ xã hội: người tiêu dùng.
§  Hai là, nội dung của các quan hệ xã hội: Quan hệ xã hội trong quản lý chất lượng phân phối, lưu thông hàng hóa.
§  Ba là, đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
·                    Hàng cấmtại khoản 6 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động  thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định: “Hàng cấm gồm hàng hóa kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam”. Danh mục hàng cấm được liệt kê trong Phụ lục 1 – danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh được quy định trong van bản hợp nhất số 19/VBHN-BTC nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện kèm theo Điều 4 Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006.
·                    Hàng nhập lậu: theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động  thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
·                    Hàng giả: khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động  thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc tổng các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
h) Tem, nhãn, bao bì giả.
b)     Mặt khách quan:
-                     Hành vi khách quan: là hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hàng giả, hàng cấm, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
-                     Những hành vi này đều được biểu hiện hoặc là tự chủ thể phạm tội tự mình thực hiện hành vi phạm tội hoặc là ủy quyền người khác thực hiện thay mình. Mặt khác những hành vi này đều xâm phạm không những đến chính sách quản lý của Nhà nước ta bao gồm cả trong nước và quốc tế, mà còn đến an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát và ngăn chặn hành vi phạm tội này.
-                     Được thể hiện dưới dạng hành động.
-                     Hậu quả do những hành vi này gây ra là thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất.
-                     Mối quan hệ nhân – quả: đơn trực tiếp. Quan hệ nhân quả này chỉ cần có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả tội phạm. Bản thân sự vận động nội tại của hành vi trái pháp luật này độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả.
-                     Những yếu tố khác:
·                    Phương tiện, công cụ phạm tội: dùng những hóa đơn khống hoặc giấy tờ đã khai báo sai để vận chuyển hàng hóa cấm, tiền tệ trái phép bằng nhiều phương tiện khác nhau như bằng đường hàng không, đường thủy, đường bộ,...
·                    Phương pháp, thủ đoạn phạm tội: thực hiện hành vi bằng việc khai báo không đúng với số lượng, tính chất của mặt hàng (khai báo ít lại hoặc nhiều hơn số lượng thực tại, mặt hàng này lại khai là mặt hàng khác,...); không có giấy tờ hoặc giả mạo giấy tờ đối với những mặt hàng bị cấm, không được phép lưu thông, vận chuyển qua biên giới,... hoặc trốn tránh sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền ở khu vực biên giới (như đi vòng qua cửa khẩu,...).
·                    Thời điểm hoàn thành tội phạm: tính từ thời điểm đưa hàng cấm, hàng giả, hàng nhập lậu qua biên giới một cách trái phép hoặc cho lưu thông trên thị trường nội địa.
c)                  Chủ thể: là pháp nhân thương mại. Vì tự bản thân pháp nhân có thể nhận thức và điều khiển được hành vi phạm tội của mình hoặc của những người đại diện cho pháp nhân đó.
d)                   Mặt chủ quan: bao gồm:
-                     Yếu tố lỗi: của hành vi này là lỗi cố ý.Vì chủ thể phạm tội nhận thức rõ được rằng hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trái phép của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì muốn thu được lợi nhuận cao nên họ vẫn tiếp tục thực hiện hành vi đó và đã đoán trước được hậu quả xảy ra nếu bị phát hiện.
-                     Động cơ của chủ thể phạm tội là nhằm buôn bán kiếm lợi bất chính.

-                     Mục đích mà chủ thể phạm tội hướng đến là kết quả sau cùng của hành vi phạm tội.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

TỘI PHẠM PHÁP NHÂN TRONG LĨNH VỰC HÀNG HÓA (PHÂN 1)

1. Khái niệm:
Tội phạm pháp nhân liên quan đến hàng hóa được hiểu như thế nào?
Các tội mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm có liên quan đến hàng hóa là những hành vi phạm tội liên quan đến việc sản xuất, buôn bán các hàng hóa mà pháp luật hiên hành hạn chế, cấm kinh doanh được liệt kê trong danh mục hàng hóa bị cấm hoặc bị hạn chế sản xuất kinh doanh trong Văn bản hợp nhất 19/VBHN kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
2. Nội dung quy định pháp luật:
Mục 1 Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại có bổ sung chi tiết về các tội của pháp nhân thương mại và mức phạt cho từng hành vi cụ thể, trong đó quy định 9 tội mà pháp nhân phải chịu như sau:
- Khoản 6 Điều 188 (tội buôn lậu);
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Những quy định chung về tội phạm pháp nhân thương mại (Phần 2)

2. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Khoản 2 Điều 2 BLHS 2015 nêu rõ: “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm và phổ biến của những hành vi vi phạm xảy ra trong thực tiễn để xác định các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu. Cụ thể, tại Điều 76 BLHS 2015 đã quy định 31 tội danh, trong đó, 22 tội thuộc Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” (Khoản 1 điều này) và 09 tội thuộc Chương XIX “Các tội phạm về môi trường” (Khoản 2 điều này).
- Tại chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, BLHS quy định 22 tội mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể: “Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Những quy định chung về tội phạm pháp nhân thương mại (Phần 1)

Bộ luật hình sự 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có hiệu lực vào ngày 01/07/2016. Tại văn bản này ghi nhận nhiều quan điểm mới trong lĩnh vực hình sự.
Trong những BLHS trước kia, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra với cá nhân mà thôi. Qua thực tiễn các vụ án xảy ra trên thực tế, BLHS 2015 đã bổ sung vào trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Khái niệm Pháp nhân: BLDS 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
·        Được thành lập theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan;
·        Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự;
·        Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
·        Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

   1.1.  Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
- Theo Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
+ Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Điều kiện giải thể:
Theo Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
1.2.  Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014; Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
1.2.1.1.          Chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Hồ sơ, trình tự , thủ tục quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2014.
1.2.1.2.          Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp (Khoản 1, 3 Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014)

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải đại chúng

1.      Điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ của CTCP không phải đại chúng
Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 60/2015/NĐ-CP, điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ của CTCP không phải đại chúng như sau:
a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và sử dụng vốn. Phương án này phải xác định rõ mục đích, nhà đầu tư được chào bán hoặc tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chào bán, số lượng nhà đầu tư và quy mô dự kiến chào bán. 
Trong các trường hợp dưới đây, phương án phải xác định rõ nhà đầu tư được chào bán để Đại hội đồng cổ đông thông qua và chỉ được thay đổi sau khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận: 
- Chào bán cho một tổ chức, cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó dân đến tỷ lệ sở hữu của các đối tượng này vượt mức sở hữu được quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; 

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (PHẦN 2)

4. Chấm dứt hợp đồng lao động
4.1.  Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 36 BLLĐ 2012)
- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của BLLĐ (Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ).
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của BLLĐ.
- Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (PHẦN 1)

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. (Điều 15 Bộ luật Lao động 2012)
1.      Giao kết hợp đồng lao động
1.1.  Hình thức hợp đồng (Điều 16 BLLĐ 2012)
- Hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản và làm thành 02 bản trừ trường hợp đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
1.2.  Người giao kết hợp đồng (Điều 18 BLLĐ 2012, Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
- Bên người sử dụng lao động: người giao kết hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã; 
b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật; 
c) Chủ hộ gia đình; 
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động. 
Trường hợp những người này không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. 
- Bên người lao động: người giao kết hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau: 
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên; 
b) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động; 
c) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi; 

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư có yếu tố nước ngoài

Theo quy định của Luật Đầu tư 2014, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi thành lập, nếu có nhu cầu thay đổi các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
1. Hồ sơ, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư (Khoản 2, 3 Điều 40 Luật Đầu tư 2014, Điều 33 Nghị định 118/2015/NĐ-CP)
- Trường hợp thay đổi tên dự án đầu tư, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc thay đổi tên nhà đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc tên dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; thời hạn hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án đầu tư; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có) và các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có), nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư, gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Thành lập doanh nghiệp xã hội


1.  Tiêu chí của doanh nghiệp xã hội
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
2.  Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 96/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều này quy định tên doanh nghiệp xã hội cũng phải đáp ứng các điều kiện như tên doanh nghiệp khác nhưng có thể bổ sung thêm cụm từ "xã hội" vào tên riêng của doanh nghiệp. 
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội bao gồm:
+ Các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp tương ứng với loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp xã hội dự kiến thành lập;
+ Phương án kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Cam kết đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội theo Biểu mẫu 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT.

Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình

I. Doanh nghiệp tư nhân (Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2014; Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)

Thành phần hồ sơ gồm có:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

II.          Công ty TNHH một thành viên (Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2014; Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Thành phần hồ sơ gồm có:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT;
2. Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên; đối với trường hợp công ty tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ có Danh sách người đại diện theo ủy quyền (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của từng đại diện theo ủy quyền;

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUNG ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
- Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ khác nhau;
- Trường hợp người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, kèm theo:
+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc
+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
(Điều 11 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)