1. Khái niệm:
Tội phạm pháp nhân liên quan đến hàng hóa được
hiểu như thế nào?
Các tội
mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm có liên quan đến hàng hóa là
những hành vi phạm tội liên quan đến việc sản xuất, buôn bán các hàng hóa mà
pháp luật hiên hành hạn chế, cấm kinh doanh được liệt kê trong danh mục
hàng hóa bị cấm hoặc bị hạn chế sản xuất kinh doanh trong Văn bản hợp nhất
19/VBHN kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết
Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh
doanh có điều kiện.
Mục 1 Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh, thương mại có bổ sung chi tiết về các tội của pháp nhân thương mại
và mức phạt cho từng hành vi cụ thể, trong đó quy định 9 tội mà pháp nhân phải
chịu như sau:
- Khoản 6 Điều 188 (tội buôn lậu);
“6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện
hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ,
kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng hoặc
di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189,
190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về
một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy
định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến
3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến
7.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến
15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03
năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể
bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động
trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
- Khoản 5 Điều 189 (tội vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới);
“5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện
hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ,
kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc
di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nhưng đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188,
190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về
một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy
định tại điểm d khoản này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000
đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến
5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể
bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động
trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
- Khoản 5
Điều
190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm);
“5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến
6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến
9.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03
năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương
mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh
doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ
01 năm đến 03 năm.”
- Khoản 5 Điều 191 (tội
tàng trữ, vận chuyển hàng cấm);
“5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến
3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến
5.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03
năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể
bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt
động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03
năm.”
- Khoản 5 Điều 192 (tội sản
xuất, buôn bán hàng giả);
“5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến
6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến
9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể
bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt
động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03
năm.”
- Khoản 6 Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm);
“5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội
quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến
6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến
9.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến
18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể
bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt
động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03
năm.”
- Khoản 6 Điều 194 (tội sản
xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh);
“5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội
quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000
đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến
15.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến
20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể
bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt
động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03
năm.”
- Khoản 6 Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống
cây trồng, vật nuôi);
“6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến
6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến
9.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến
15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể
bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt
động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03
năm.”
- Khoản 5 Điều 196 (tội đầu cơ);
“5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử
phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến
4.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến
9.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể
bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt
động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03
năm.”
Nhận xét
Đăng nhận xét