2. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Khoản 2 Điều 2 BLHS 2015 nêu rõ: “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm và phổ biến của những hành vi vi phạm xảy ra trong thực tiễn để xác định các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu. Cụ thể, tại Điều 76 BLHS 2015 đã quy định 31 tội danh, trong đó, 22 tội thuộc Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” (Khoản 1 điều này) và 09 tội thuộc Chương XIX “Các tội phạm về môi trường” (Khoản 2 điều này).
- Tại chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, BLHS quy định 22 tội mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể: “Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán
hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã)”.
- Tại chương XIX “Các tội phạm về môi trường” , BLHS 2015 có quy định 9 tội: “Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại).”
3. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại
Khi quyết định một hình phạt nào sẽ được áp dụng cho hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại, Tòa án cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng của hành vi đó để áp dụng đối với pháp nhân thương mại (Điều 83 “Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội”).
Trong đó,
- Các tình tiết được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong 5 tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 84 BLHS 2015:
+ Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
+ Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
+ Tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án;
+ Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
- Các tình tiết được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong 6 tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 85 BLHS 2015:
+ Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;
+ Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nếu các tình tiết nêu trên được dùng làm căn cứ để định tội hoặc định khung thì sẽ không được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trong khi quyết định hình phạt (khoản 3 Điều 84 và khoản 2 Điều 85 BLHS 2015).
Từ những sự phân tích về mức độ, tính chất, các tình tiết vụ việc thì BLHS 2015 đã liệt kê những hình phạt đối với những hành vi phạm tội mà cụ thể ở Chương VI BLHS 2015. So với Bộ luật cũ, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung vào một quy định riêng về các loại hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội cụ thể từ điều 33 đến điều 81. Tại Điều 33 quy định “Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội” bao gồm:
- 3 hình phạt chính: Phạt tiền (Điều 77); đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều 78); đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Điều 79).
- 2 hình phạt bổ sung: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (Điều 80); cấm huy động vốn (Điều 81).
Bên cạnh đó, Điều 82 BLHS 2016 “Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội” bổ sung thêm phần Các biện pháp tư pháp đã quy định tại chương VII BLHS 2016, cụ thể: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiên một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Ngoài ra còn có những điểm mới khác được đưa vào, sửa đổi trong BLHS năm 2015 như: Quyết định hình phạt trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội (Điều 86); Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 87); Miễn hình phạt (Điều 88); Xóa án tích cho pháp nhân (Điều 89). Cần lưu ý, khi so sánh việc xóa án tích trong trường hợp cá nhân thì phạm vi được xóa án tích đối với pháp nhân hẹp hơn. Bởi vì quyết định này xuất phát từ tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả gây ra bởi hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại cho xã hội là rất lớn, vì thế để được “xóa án tích” cũng thu hẹp lại phạm vi nhằm thể hiện được tính răn đe, nghiêm khắc trong việc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Khoản 2 Điều 2 BLHS 2015 nêu rõ: “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm và phổ biến của những hành vi vi phạm xảy ra trong thực tiễn để xác định các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu. Cụ thể, tại Điều 76 BLHS 2015 đã quy định 31 tội danh, trong đó, 22 tội thuộc Chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” (Khoản 1 điều này) và 09 tội thuộc Chương XIX “Các tội phạm về môi trường” (Khoản 2 điều này).
- Tại chương XVIII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, BLHS quy định 22 tội mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể: “Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán
hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã)”.
- Tại chương XIX “Các tội phạm về môi trường” , BLHS 2015 có quy định 9 tội: “Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại).”
3. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại
Khi quyết định một hình phạt nào sẽ được áp dụng cho hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại, Tòa án cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng của hành vi đó để áp dụng đối với pháp nhân thương mại (Điều 83 “Căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội”).
Trong đó,
- Các tình tiết được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong 5 tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 84 BLHS 2015:
+ Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
+ Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
+ Tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án;
+ Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.
- Các tình tiết được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong 6 tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 85 BLHS 2015:
+ Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;
+ Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
+ Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, nếu các tình tiết nêu trên được dùng làm căn cứ để định tội hoặc định khung thì sẽ không được coi là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trong khi quyết định hình phạt (khoản 3 Điều 84 và khoản 2 Điều 85 BLHS 2015).
Từ những sự phân tích về mức độ, tính chất, các tình tiết vụ việc thì BLHS 2015 đã liệt kê những hình phạt đối với những hành vi phạm tội mà cụ thể ở Chương VI BLHS 2015. So với Bộ luật cũ, Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung vào một quy định riêng về các loại hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phạm tội cụ thể từ điều 33 đến điều 81. Tại Điều 33 quy định “Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội” bao gồm:
- 3 hình phạt chính: Phạt tiền (Điều 77); đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều 78); đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Điều 79).
- 2 hình phạt bổ sung: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (Điều 80); cấm huy động vốn (Điều 81).
Bên cạnh đó, Điều 82 BLHS 2016 “Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội” bổ sung thêm phần Các biện pháp tư pháp đã quy định tại chương VII BLHS 2016, cụ thể: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiên một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
Ngoài ra còn có những điểm mới khác được đưa vào, sửa đổi trong BLHS năm 2015 như: Quyết định hình phạt trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội (Điều 86); Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 87); Miễn hình phạt (Điều 88); Xóa án tích cho pháp nhân (Điều 89). Cần lưu ý, khi so sánh việc xóa án tích trong trường hợp cá nhân thì phạm vi được xóa án tích đối với pháp nhân hẹp hơn. Bởi vì quyết định này xuất phát từ tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả gây ra bởi hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại cho xã hội là rất lớn, vì thế để được “xóa án tích” cũng thu hẹp lại phạm vi nhằm thể hiện được tính răn đe, nghiêm khắc trong việc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Nhận xét
Đăng nhận xét