Luật sư là một nghề xuất hiện sớm trong lịch sử, tồn tại và gắn liền với luật pháp, tòa án và công lý. Luật sư có thể đảm nhận nhiều loại công việc khác nhau, không chỉ liên quan đến tranh tụng, tư vấn mà còn trong lĩnh vực hành chính, lập pháp, … Việc trở thành luật sư là mơ ước của nhiều người, tuy nhiên điều này không hề đơn giản. Vậy hành trình để trở thành một luật sư gồm những bước nào? Muốn trở thành một luật sư thành đạt thì cần có những yếu tố gì?
Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư cần phải có bổn phận tự mình năng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật, tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.
Bước 1: Học đại học chuyên về ngành luật
Luật sư phải là người có bằng cử nhân luật, để có bằng cử nhân luật phải trải qua 04 năm học tại các trường đại học luật hoặc khoa luật của các trường đại học khác trên cả nước, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân.
Bước 2: Học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư
Sau khi có bằng cử nhân luật, người có nhu cầu trở thành luật sư phải đăng ký khóa đào tạo nghề luật sư với thời gian là 12 tháng (Điều 12 Luật Luật sư). Khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Bước 3: Tập sự tại các văn phòng, công ty luật
Khi đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ luật sư và được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp, người có nhu cầu trở thành luật sư sẽ tập sự trong thời gian 12 tháng tại các tổ chức hành nghề luật sư như văn phòng luật, công ty luật.
Bước 4: Kiểm tra kết thúc tập sự
Liên đoàn luật sư Việt Nam là đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Người đạt yêu cầu kết quả kiểm tra sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Bước 5: Cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư. Sau khi có chứng chỉ hành nghề, luật sư phải đóng phí gia nhập Đoàn luật sư.
Dựa trên cơ sở đặc thù nghề nghiệp luật sư, bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử đã xác định các tiêu chuẩn sau đây:
Bài viết là những phân tích của chúng tôi về quá trình để trở thành luật sư và các quy tắc ửng xử, hành nghề mà một luật sư cần có. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn đang có nhu cầu cũng như sự quan tâm đối với việc trở thành một luật sư. Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm bài viết tại đây: chuyentuvanphapluat.com.
Nghề Luật sư
Tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 quy định: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (được gọi chung là khách hàng)Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư cần phải có bổn phận tự mình năng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật, tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.
Hành trình để trở thành một luật sư
Căn cứ theo Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012, con đường để trở thành luật sư ở Việt Nam như sau:Bước 1: Học đại học chuyên về ngành luật
Luật sư phải là người có bằng cử nhân luật, để có bằng cử nhân luật phải trải qua 04 năm học tại các trường đại học luật hoặc khoa luật của các trường đại học khác trên cả nước, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân.
Bước 2: Học lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư
Sau khi có bằng cử nhân luật, người có nhu cầu trở thành luật sư phải đăng ký khóa đào tạo nghề luật sư với thời gian là 12 tháng (Điều 12 Luật Luật sư). Khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
Bước 3: Tập sự tại các văn phòng, công ty luật
Khi đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ luật sư và được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp, người có nhu cầu trở thành luật sư sẽ tập sự trong thời gian 12 tháng tại các tổ chức hành nghề luật sư như văn phòng luật, công ty luật.
Bước 4: Kiểm tra kết thúc tập sự
Liên đoàn luật sư Việt Nam là đơn vị tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Người đạt yêu cầu kết quả kiểm tra sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Bước 5: Cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư. Sau khi có chứng chỉ hành nghề, luật sư phải đóng phí gia nhập Đoàn luật sư.
Quy tắc đạo đức và ứng xử hành nghề của một luật sư
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư có vai trò quan trọng cùng với pháp luật về luật sư để xây dựng các giá trị chuẩn mực của nghề luật sư, tạo lập niềm tin vững chắc với khách hàng, xã hội và nhà nước. Nghề luật sư ở nước ta đang ngày càng phát triển rộng, đòi hỏi pháp luật cũng như các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư phải thay đổi phù hợp kể từ đó phát triển đội ngũ luật sư.Dựa trên cơ sở đặc thù nghề nghiệp luật sư, bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử đã xác định các tiêu chuẩn sau đây:
- Các tiêu chuẩn chung về mặt đạo đức:
- Các tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với khách hàng:
- Các tiêu chuẩn đạo đức trong mối quan hệ với đồng nghiệp luật sư:
- Các tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, …
- Các tiêu chuẩn về kỷ luật nghề nghiệp luật sư:
Bài viết là những phân tích của chúng tôi về quá trình để trở thành luật sư và các quy tắc ửng xử, hành nghề mà một luật sư cần có. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn đang có nhu cầu cũng như sự quan tâm đối với việc trở thành một luật sư. Mọi thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm bài viết tại đây: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét