Chuyển đến nội dung chính

Vụ án Nga – Mỹ, Đình Chỉ Điều Tra Vụ Án?

Vụ án hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ là một vụ án có nhiều tình tiết bí ẩn, diễn biến phức tạp và kéo dài gần 4 năm, gây dậy sóng dư luận. Điều đặc biệt trong vụ án này là sự xuất hiện “hợp đồng tình ái” mà hai bên Nga – Mỹ đã tạo lập trên email. Sau bao năm xét xử, truy tìm chứng cứ thì liệu vụ án Nga – Mỹ có bị đình chỉ hay không?
Hợp đồng tình ái
Diễn biến vụ án hoa hậu Phương Nga và đại gia Cao Toàn Mỹ

Diễn biến vụ án Nga – Mỹ trong suốt thời gian qua như thế nào?

Theo bản cáo trạng, hoa hậu Phương Nga quen Cao Toàn Mỹ qua mạng xã hội năm 2009. Năm 2012, Nga nói với ông Mỹ rằng mình có nhiều mối quan hệ tốt và uy tín có thể mua nhà giá rẻ. Đến tháng 3/2013, ông Mỹ ký xác nhận với Nga về việc đồng ý mua căn nhà trên đường Nguyễn Trãi, quận 1 với giá 16,5 tỷ đồng. Tiền của ông Mỹ được chuyển trực tiếp vào tài khoản của Nga hoặc Thùy Dung.
Sau nhiều ngày không thấy Nga liên lạc để làm thủ tục sang tên căn nhà, ông Mỹ tìm hiểu và phát hiện bị lừa nên đòi Nga trả lại tiền. Sau đó, ông Mỹ đã làm đơn tố cáo Nga đến công an.
Ở phiên sơ thẩm lần đầu, ngày 21/9/2016, Nga thừa nhận có nhận 16,5 tỷ đồng của ông Mỹ nhưng cho rằng giữa Nga và ông Mỹ có mối quan hệ tình cảm, số tiền này là hợp đồng tình ái giữa hai người trong thời gian 7 năm.
Đến phiên sơ thẩm lần hai, tháng 6/2017, một loạt chứng cứ được luật sư bảo vệ cho Hoa hậu Phương Nga và Thùy Dung tung ra.
Tháng 8/2017, Cơ quan điều tra Công an TPHCM quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và đến tháng 6/2018 thì phục hồi điều tra.
Cuối tháng 8/2018, CQĐT đề nghị VKSND TP.HCM gia hạn thời gian điều tra. Ngày 6/9/2018, VKSND TP.HCM đã quyết định gia hạn thời gian điều tra vụ án này đến 11/12/2018.

Vụ án Nga – Mỹ có bị đình chỉ?

Căn cứ Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Như vậy, theo quyết định gia hạn thời gian điều tra bổ sung của Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, ngày 11/12/2018 là thời hạn chót để cơ quan điều tra kết thúc điều tra bổ sung vụ án Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga và Nguyễn Đức Thùy Dung (bạn thân của Phương Nga). Do đó, sau khi hết thời hạn điều tra thì CQĐT phải ra một trong hai quyết định sau:
Thứ nhất, Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố nếu có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can.
Thứ hai, Bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra nếu không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm theo Điểm b Khoản 1 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Đình chỉ vụ án Nga - Mỹ
Vụ án hoa hậu Phương Nga – Cao Toàn Mỹ liệu có bị đinh chỉ

Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ điều tra?

Thứ nhất, Căn cứ Khoản 3 Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự, trường hợp quyết định đình chỉ có căn cứ thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra, chấm dứt mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án trong giai đoạn điều tra. Trong trường hợp nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì Viện Kiểm sát hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định theo pháp luật.
Thứ hai, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường về khoảng thời gian tạm giam là từ ngày 19/3/2015 đến 29/6/2017  đối với hoa hậu Phương Nga theo Khoản 3 Điều 18 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 bao gồm thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe và các loại chi phi khác.
Thứ ba, số tiền 16.5 tỷ đồng  Phương Nga phải hoàn trả cho ông CaoToàn Mỹ. Bởi Hợp đồng tình ái là vô hiệu do nội dung hợp đồng trái với đạo lý xã hội theo Điều 122 Bộ luật dân sự 2015. Do đó hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên, đây là hợp đồng tình ái nên Cao Toàn Mỹ không thể trả lại những gì đã nhận cho Phương Nga mà chỉ bồi thường thiệt hại nếu gây ra lỗi theo Điều 131 Bộ luật dân sự 2015.
Tuy nhiên, xét theo trường hợp khác, nếu chứng minh được các đối tượng có hành vi mua bán dâm theo Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003  thì số tiền trên được coi là vật chứng quan trọng có thể bị tịch thu hoặc dùng để bảo đảm cho việc xử phạt hành chính các đối tượng có hành vi vi phạm.
Trên đây là những thông tin về vụ án Nga – Mỹ. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin nhanh nhất đối với vụ án trên nếu có bất cứ thông tin nào từ phía Cơ quan Điều tra hoặc Viện Kiểm sát.



Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ