Nhu cầu về xây dựng là nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội. Theo đó, nhu cầu việc thành lập nên công ty xây dựng để phục vụ trong lĩnh vực xây dựng tăng theo. Do đó, thủ tục thành lập công ty xây dựng như thế nào và tuân thủ những quy định nào của pháp luật cũng được đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp mọi người có thể thành lập công ty xây dựng hiệu quả.
Cũng tại Điều 3 luật này thì hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, quản lý dự án, giám sát thi công và công việc tư vấn khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh.
Theo quy định từ Điều 21 đến Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm:
Khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần khắc dấu pháp nhân và thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nhận được Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Bước 3: Thực hiện các công việc càn làm sau khi đăng ký doanh nghiệp xong.
Xin cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hành nghề trước khi ký hợp đồng và xuất hoá đơn với các mã ngành có điều kiện.
Thứ nhất, về mã ngành xây dựng khi đăng ký phải tuân theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Thứ hai, về mức vốn điều lệ. Luật không quy định mức vốn pháp định đối với các ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, xây dựng là ngành nghề cần nguồn vốn khá lớn để đảm bảo cho các hoạt động của mình, vì thế doanh nghiệp cần lựa chọn mức vốn phù hợp tránh đăng ký quá thấp dẫn tới không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tính cạnh tranh khi tìm kiếm hợp đồng xây dựng, mức vốn quá cao sẽ gây lãng phí nguồn vốn và khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ cũng khá khó khăn.
Thứ ba, về điều kiện ngành nghề. công ty muốn kinh doanh mã ngành xây dựng sau thì sau khi đăng ký hoạt động phải đáp ứng các điều kiện về giấy phép hành nghề theo quy định của Luật xây dựng 2014
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Công ty trong hoạt động xây dựng bao gồm những gì?
Theo khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.Cũng tại Điều 3 luật này thì hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, quản lý dự án, giám sát thi công và công việc tư vấn khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng.
Thủ tục thành lập công ty xây dựng như thế nào?
Thực hiện đăng ký doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc khi muốn thành lập công ty xây dựng. Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập với cơ quan đăng ký kinh doanh.Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp đăng ký kinh doanh.
Theo quy định từ Điều 21 đến Điều 23 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông.
- Danh sách thành viên/cổ đông, trường hợp thành lập cty là công ty tnhh 2 tv trở lên/công ty cổ phần.
- Chứng minh nhân dân bản sao y của các thành viên/cổ đông.
Khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần khắc dấu pháp nhân và thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nhận được Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Bước 3: Thực hiện các công việc càn làm sau khi đăng ký doanh nghiệp xong.
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- In và đặt in hóa đơn
- Kê khai và nộp thuế môn bài
Xin cấp hoặc chuẩn bị chứng chỉ hành nghề trước khi ký hợp đồng và xuất hoá đơn với các mã ngành có điều kiện.
Những lưu ý khi thành lập công ty xây dựng là gì?
Khi muốn thành lập công ty xây dựng, cá nhân, tổ chức phải lưu ý những vấn đề sau:Thứ nhất, về mã ngành xây dựng khi đăng ký phải tuân theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Thứ hai, về mức vốn điều lệ. Luật không quy định mức vốn pháp định đối với các ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, xây dựng là ngành nghề cần nguồn vốn khá lớn để đảm bảo cho các hoạt động của mình, vì thế doanh nghiệp cần lựa chọn mức vốn phù hợp tránh đăng ký quá thấp dẫn tới không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tính cạnh tranh khi tìm kiếm hợp đồng xây dựng, mức vốn quá cao sẽ gây lãng phí nguồn vốn và khi thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ cũng khá khó khăn.
Thứ ba, về điều kiện ngành nghề. công ty muốn kinh doanh mã ngành xây dựng sau thì sau khi đăng ký hoạt động phải đáp ứng các điều kiện về giấy phép hành nghề theo quy định của Luật xây dựng 2014
- Hoạt động kiến trúc
- Hoạt động đo đạc bản đồ
- Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước
- Tư vấn lập quy hoạch xây dựng
- Tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Thiết kế xây dựng công trình
- Thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng
- Khảo sát xây dựng
- Giám sát thi công xây dựng công trình
- Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu
- Tư vấn lựa chọn nhà thầu
- Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét