Nhiều người hỏi rằng xây nhà không có giấy phép xây dựng có bị phạt không? Mức phạt sẽ như thế nào? Việc xây nhà không giấy phép diễn ra ngày càng nhiều, chủ yếu khu vực nông thôn, chính bởi vì người dân không biết quy định trên, hoặc biết nhưng thủ tục rất rườm rà, phức tạp. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp xây nhà không có giấy phép xây dựng đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật.
Việc xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng, xem xét trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, không có giấy phép xây dựng trong khi đang tiến hành hoạt động xây dựng nhà nhưng chưa kết thúc, hoàn công;
Thứ hai, không có giấy phép xây dựng sau khi việc xây dựng nhà đã hoàn thành.
Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
Một, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp xây nhà riêng lẻ tại đô thị;
Hai, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
Ba, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật xây dựng 2014, bạn buộc phải phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép.
Các trường hợp phải có giấy phép xây dựng gồm những công trình xây dựng được liệt kê cụ thể tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014.
Nếu công trình xây dựng thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì đương nhiên không bị xử phạt hành chính về lỗi không có giấy phép xây dựng.
Công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực xây dựng.
Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
Công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: Hoạt động đầu tư xây dựng.
Người có thẩm quyền xử phạt chỉ được xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền thì phải lập biên bản vi phạm hành chính chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.
Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Trên đây là quy định về việc xây nhà không có giấy phép xây dựng có bị phạt không? Việc xây dựng nhà nếu thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng nhưng không có giấy phép thì sẽ bị tiến hành xử phạt hành chính theo quy định về lĩnh vực xây dựng.
Xây nhà không có giấy phép xây dựng là gì?
Xây nhà không có giấy phép xây dựng là việc cá nhân, tổ chức đang tiến hành hoặc đã tiến hành xây dựng nhà mà không đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy phép xây dựng. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.Việc xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng, xem xét trong hai trường hợp sau:
Thứ nhất, không có giấy phép xây dựng trong khi đang tiến hành hoạt động xây dựng nhà nhưng chưa kết thúc, hoàn công;
Thứ hai, không có giấy phép xây dựng sau khi việc xây dựng nhà đã hoàn thành.
Mức phạt đối với việc xây nhà không có giấy phép xây dựng như thế nào?
Xây nhà không có giấy phép xây dựng bị phạt với mức căn cứ vào Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
Một, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp xây nhà riêng lẻ tại đô thị;
Hai, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
Ba, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật xây dựng 2014, bạn buộc phải phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép.
Có phải mọi trường hợp xây nhà không có giấy phép xây dựng đều bị xử phạt?
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp công trình được miễn giấy phép xây dựng.Các trường hợp phải có giấy phép xây dựng gồm những công trình xây dựng được liệt kê cụ thể tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014.
Nếu công trình xây dựng thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì đương nhiên không bị xử phạt hành chính về lỗi không có giấy phép xây dựng.
Thẩm quyền tiến hành lập biên bản và xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi xây nhà không có giấy phép
Hành vi xây nhà không có giấy phép xây dựng bị xử lý và lập biên bản bởi các chủ thể sau: Thanh tra viên xây dựng; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành; Chánh thanh tra Sở Xây dựng; Chánh thanh tra Bộ Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực xây dựng.
Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
Công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: Hoạt động đầu tư xây dựng.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Những chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xây nhà không có giấy phép xây dựng gồm: Thanh tra viên xây dựng; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành; Chánh thanh tra Sở Xây dựng; Chánh thanh tra Bộ Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Người có thẩm quyền xử phạt chỉ được xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền thì phải lập biên bản vi phạm hành chính chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.
Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Trên đây là quy định về việc xây nhà không có giấy phép xây dựng có bị phạt không? Việc xây dựng nhà nếu thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng nhưng không có giấy phép thì sẽ bị tiến hành xử phạt hành chính theo quy định về lĩnh vực xây dựng.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét