Hôm qua, ngày 12/11/2018, TAND tỉnh Phú Thọ đưa ông Phan Văn Vĩnh (cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an) và 91 bị cáo trong vụ án “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, ra xét xử sơ thẩm.
Vào lúc 17h, chủ tọa tuyên bố kết thúc ngày làm việc đầu tiên. Phiên tòa kết thúc khi bản cáo trạng chưa công bố xong. Hôm nay, đại diện Viện kiểm sát sẽ tiếp tục công bố phần cáo trạng còn lại.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết 03/2017/NĐ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối về trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp trong việc công bố bản án, quyết định. Khi phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử, giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, Chủ tọa phiên tòa, phiên họp phải giải thích cho những người tham gia tố tụng biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh.
Do đó, khi bị cáo không muốn công khai thì Tòa sẽ phải ghi nhận ý kiến và chỉ không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh của bị cáo. Theo đó, các thông tin về nhân thân, bí mật đời tư, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh… được mã hóa.
Theo đó, vì bản án được tuyên công khai tại Tòa, báo chí được cho phép tác nghiệp theo sự điều khiển của HĐXX. Vì vậy, việc đưa thông tin về việc xét xử là được phép, không bị ảnh hưởng dù có công bố bản án lên Cổng thông tin điện tử của Tòa án hay không.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Mức án ông Phan Văn Vĩnh phải nhận theo bản cáo trạng
Cáo trạng thể hiện khung hình phạt cho tướng vĩnh và tướng hóa là bao nhiêu năm tù?
Theo nội dung bản cáo trạng đã công bố. Ông Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát) và Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát công nghệ cao) bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điểm a khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.Tướng Vĩnh không muốn công khai bản án?
Trước đó, tại phần khai mạc phiên tòa. Khi chủ tọa phiên tòa hỏi các bị cáo về việc có hay không từ chối công bố bản án lên Cổng thông tin điện tử của tòa án hay không. Tướng Vĩnh là người đầu tiên đứng lên trình bày ý kiến. Theo đó, ông đề nghị tòa không công bố bản án lên Cổng thông tin điện tử tòa án. Như vậy, bản án có được công bố công khai và báo chí có được đưa tin về bản án khi kết thúc việc xét xử?
Ông Vĩnh được quyền yêu cầu không công bố bản án?
Do đó, khi bị cáo không muốn công khai thì Tòa sẽ phải ghi nhận ý kiến và chỉ không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh của bị cáo. Theo đó, các thông tin về nhân thân, bí mật đời tư, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh… được mã hóa.
Theo đó, vì bản án được tuyên công khai tại Tòa, báo chí được cho phép tác nghiệp theo sự điều khiển của HĐXX. Vì vậy, việc đưa thông tin về việc xét xử là được phép, không bị ảnh hưởng dù có công bố bản án lên Cổng thông tin điện tử của Tòa án hay không.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét