Chuyển đến nội dung chính

Hợp Đồng Xây Dựng Phần Thô

Việc xây nhà không còn là nỗi lo quá lớn đối với người dân khi có rất nhiều công ty xây dựng với nhiều gói dịch vụ thi công xây dựng từ phần thô đến trọn gói. Chủ đầu tư hoàn toàn có thể giao thi công xây dựng phần xây thô hoặc phần hoàn thiện hoặc trọn gói – chìa khóa trao tay tùy vào nhu cầu thực tế… Trong đó, một vấn đề rất quan trọng là hợp đồng xây dựng phần thô, bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này.
 Cách viết hợp đồng xây dựng phần thô
Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng phần thô

Phần thô là gì? Thi công xây nhà phần thô gồm những gì?

Phần thô là phần móng cùng bể ngầm, các hệ thống kết cấu chịu lực (khung, cột, dầm, sàn bê tông), mái bê tông, cầu thang đã đổ bản và xây bậc, hệ thống tường bao che và ngăn chia. Phần thô là tiền đề quan trọng cho công trình cũng như tất cả các quy trình thi công sau này.
Nhà thầu khi ký hợp đồng xây dựng phần thô, trong hợp đồng phải cam kết nội dung công việc thực hiện bao gồm cung cấp toàn bộ vật tư thô cho công trình và cung cấp nhân công hoàn thiện cho phần hoàn thiện công trình.

Cách ghi thông tin người của các bên ký kết hợp đồng ra sao?

Trong các loại hợp đồng xây dựng phần thô, thông tin người của các bên là phần rất quan trọng, xác định rõ danh tính của bên chủ đầu tư và nhà thầu thi công để làm cơ sở để xác định Tòa án có thẩm quyền, giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Phải đảm bảo gồm các thông tin sau: Tên, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân mới nhất còn hiệu lực, mã số doanh nghiệp, mã số thuế, người đại diện theo pháp luật của bên nhà thầu thi công, có thể có số điện thoại liên lạc với nhau thì càng thuận lợi hơn.

Phạm vi công việc và sản phẩm của hợp đồng được quy định như thế nào?

Nội dung hợp đồng xây dựng phần thô phải thể hiện các công việc mà bên chủ nhà (chủ đầu tư) giao cho bên nhà thầu thực hiện thi công xây dựng, lắp đặt công trình theo đúng thiết kế được duyệt, được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
  • Phải thể hiện rõ các vật liệu thi công phần thô nhà thầu cung cấp như: sắt thép, xi măng, cát đá, gạch xây, bê tông, đất cát san lấp, dây điện âm, ống nước nóng và lạnh, mái tôn, mái ngói, chất chống thấm, cốt pha (tất cả được ghi rõ chủng loại xuất xứ và được sự thống nhất của chủ đầu tư);
  • Ngoài ra, phần nhân công cũng phải ghi rõ: toàn bộ nhân công xây dựng phần thô từ móng lên và nhân công hoàn thiện căn nhà như nhân công ốp gạch, đá trang trí, lắp đặt hệ thống điện và chiếu sáng, vệ sinh công trình trước khi bàn giao…
Và phải ghi rõ những công việc cần hoàn thiện mà chủ nhà (chủ đầu tư) mong muốn công trình sau khi hoàn thành bao gồm chất lượng và yêu cầu kỹ thuận của từng hạng mục.
Sử dụng vật liệu thi công phần thô do nhà thầu cung cấp
Vật liệu thi công phần thô trong hợp đồng

Giá trị hợp đồng và thời hạn thanh toán cần chú ý gì?

Giá trị hợp đồng xây dựng phần thô được thể hiện dựa trên cơ sở đơn giá thỏa thuận giữa hai bên nhưng phải thể hiện rõ tổng giá trị giao nhận thầu là bao nhiêu? Tổng phần diện tích nhận thầu.
Các bên có thể thỏa thuận, thống nhất với nhau thanh toán thành nhiều đợt dựa trên công việc cụ thể. Mỗi đợt thanh toán phải ghi rõ nội dung công việc mà bên nhận thầu cần hoàn thành theo yêu cầu của chủ nhà (chủ đầu tư) và số tiền cụ thể được tính theo phần trăm (%) giá trị hợp đồng mà chủ nhà (chủ đầu tư) phải cung ứng cho nhà thầu.

Tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành công việc trong hợp đồng ra sao?

Các bên thỏa thuận về tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc. Tuy nhiên, thời gian thi công có thể điều chỉnh gia hạn khi có những lý do khách quan làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công (thời tiết, mất điện, trở ngại kỹ thuật…).

Soạn thảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng cần chú ý gì?

Trong hợp đồng xây dựng phần thô phải thể hiện rõ từng nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên để tránh phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng. Chẳng hạn, bên chủ nhà (chủ đầu tư) có các quyền giám sát, kiểm tra chất lượng công việc xây dựng, còn bên nhà thầu thì có trách nhiệm về kỹ thuật an toàn cho con người, máy móc thiết bị thi công…

Giải quyết nếu có tranh chấp hợp đồng xây dựng phần thô cần quy định sao?

Khi có tranh chấp đối phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng phần thô, tùy theo mức độ mà giải quyết như sau:
  • Trong trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có trách nhiệm chủ động bàn bạc để tháo gỡ và thương lượng giải quyết.
  • Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ GIỮ LẠI TIỀN BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Trong lĩnh vực xây dựng, việc đảm bảo chất lượng công trình luôn là yếu tố then chốt, quyết định sự bền vững và an toàn của dự án. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quá trình hợp tác. Chính vì vậy, " giữ lại tiền bảo hành công trình " đã trở thành một điều khoản phổ biến, được quy định rõ ràng trong các hợp đồng xây dựng. Vậy tiền bảo hành công trình là gì? Mục đích của việc giữ lại tiền bảo hành là gì? Những quy định pháp lý nào liên quan đến vấn đề này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn chi tiết và toàn diện về quy định giữ lại tiền bảo hành công trình xây dựng. Khi nào được giữ tiền bảo hành nhà ở của nhà thầu Mục Đích Giữ Lại Tiền Bảo Hành Công Trình Tiền bảo hành công trình, về bản chất, là một phần giá trị hợp đồng xây dựng mà chủ đầu tư tạm thời giữ lại sau khi công trình hoàn thành. Khoản tiền này đóng vai trò như một "cam kết" từ phía nhà t...

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...