Thành viên trong gia đình đang tranh chấp đất nông nghiệp
Tranh chấp đất đai trong gia đình có nên hòa giải không?
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai trong gia đình tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai trong gia đình phải được lập thành biên bản đảm bảo về mặt hình thức theo Khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014 và phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tuy nhiên đối với trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/TP – TANDTC thì đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải theo quy định của BLTTDS.
Tranh chấp đất đai trong gia đình được giải quyết theo thủ tục như thế nào?
Khi có tranh chấp đất đai trong gia đình thì theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013, nếu các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã, phường nơi có tranh chấp để tiến hành hòa giải. Sau khi hòa giải không thành mới tiến hành khởi kiện tại Tòa án.Tranh chấp đất đai trong gia đình cần xác định được việc người có quyền sử dụng đất đối với tài sản chung là đất đai. Thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Sau khi hòa giải không thành tiến hành khởi kiện tại Tòa án. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình
Tranh chấp đất đai trong gia đình được giải quyết theo thủ tục hành chính như thế nào?
Khi có tranh chấp đất đai trong gia đình xảy ra, thì Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải thành công thì các bên tự thi hành theo những thỏa thuận đã hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì phải thông qua Hòa giải tại UBND cấp xã theo Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013. Khi các đương sự không nhất trí thỏa thuận được với nhau, thì sẽ tiến hành như sau:Trường hợp có các loại giấy chứng nhận theo Điều 100 Luật đất đai 2013 thì tiến hành khởi kiện tại Tòa án theo quy định chung của pháp luật tố tụng dân sự.
Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: sổ đỏ, giấy xác nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính được diễn ra tại UBND. Đối với tranh chấp đất đai trong gia đình, giữa cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền giải quyết. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại lên đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét