Chuyển đến nội dung chính

Thẻ Kiểm Tra Thị Trường Là Gì?

Thẻ kiểm tra thị trường là thẻ được công chức Quản lý thị trường sử dụng để thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, thực hiện hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh Quản lý thị trường số 11/2016/UBTVQH13 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2018/TT-BTC.
Quy định về mẫu thẻ kiểm tra thị trường
Mẫu thẻ kiểm tra thị trường như thế nào?

Thẻ kiểm tra thị trường có mẫu như thế nào và thời hạn sử dụng là bao lâu?

Thứ nhất, về mẫu thẻ kiểm tra thị trường, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 33/2018/TT-BTC thì thẻ có hình chữ nhật bằng giấy, kích thước 90mm x 62mm, gồm 02 (hai) mặt, có ép lớp nhựa bảo vệ bên ngoài.
Theo đó, người có thẩm quyền cấp Thẻ kiểm tra thị trường phải thực hiện xong việc cấp lại Thẻ theo mẫu mới trước ngày 30/12/2019. Cục trưởng Cục quản lý thị trường cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ mới cho công chức thuộc đơn vị mình quản lý về Tổng cục Quản lý thị trường.
Trong thời gian chờ cấp lại Thẻ theo mẫu mới, thẻ cũ vẫn được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trên Thẻ nhưng không quá ngày 30/12/2019 và phải được thu hồi theo quy định.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Quản lý thị trường thì thời hạn sử dụng của thẻ kiểm tra thị trường là 05 năm kể từ ngày được cấp thẻ kiểm tra thị trường và được ghi trên thẻ kiểm tra thị trường.
Sử dụng thẻ kiểm tra thị trường bao lâu?
Thời hạn sử dụng thẻ kiểm tra thị trường

Ai có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi, tạm đình chỉ thẻ kiểm tra thị trường?

Theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh Quản lý thị trường, căn cứ vào chức vụ của chủ thể được cấp thẻ kiểm tra thị trường, có 2 chủ thể có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi, tạm đình chỉ thẻ kiểm tra thị trường:
  • Thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Công thương có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường ở trung ương.
  • Thứ hai, người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường ở trung ương có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường đối với công chức của lực lượng Quản lý thị trường, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ công thương. Bên cạnh đó, người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường ở trung ương có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường cấp dưới trực tiếp thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường đối với công chức của lực lượng Quản lý thị trường thuộc quyền quản lý.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường các cấp, Trưởng đoàn kiểm tra nội bộ có quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi, tạm đình chỉ sử dụng thẻ kiểm tra thị trường nếu phát hiện có hành vi vi phạm của công chức quản lý thị trường.

Những trường hợp nào được cấp, cấp lại, bị thu hồi, tạm đình chỉ thẻ kiểm tra thị trường?

Theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Quản lý thị trường, có hai trường hợp cấp lần đầu thẻ kiểm tra thị trường:
  • Thứ nhất, người được bổ nhiệm vào một trong các ngạch công chức chuyên ngành Quản lý thị trường: Kiểm soát viên cao cấp thị trường; Kiểm soát viên chính thị trường; Kiểm soát viên thị trường. Và đáp ứng hai điều kiện: đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công thương; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật.
  • Thứ hai, công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ là người đứng đầu cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
Thẩm quyền cấp thẻ kiểm tra thị trường
Trường hợp được cấp thẻ kiểm tra thị trường
Về trường hợp cấp lại thẻ kiểm tra thị trường, theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh Quản lý thị trường thì có bốn trường hợp:
  • Một là, thay đổi thông tin ghi trên thẻ kiểm tra thị trường.
  • Hai là, thẻ kiểm tra thị trường bị mất, hư hỏng không sử dụng được.
  • Ba là, hết thời hạn sử dụng ghi trên thẻ kiểm tra thị trường và đáp ứng hai điều kiện: đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công thương; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật.
  • Cuối cùng là, hết 12 tháng kể từ khi kết thúc thời gian bị thi hành kỷ luật hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và đáp ứng hai điều kiện: đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công thương; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật.
Đối với trường hợp thu hồi thẻ kiểm tra thị trường, khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh Quản lý thị trường quy định có bốn trường hợp:
  • Khi phát hiện công chức không đáp ứng đủ hai điều kiện: đã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công thương; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật tại thời điểm cấp thẻ.
  • Chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác hoặc nghỉ hưu, thôi việc; từ trần khi đang trong thời gian công tác.
  • Bị Tòa án kết án bằng bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
  • Mất năng lực hành vi dân sự.
Theo khoản 2 Điều 15 Pháp lệnh Quản lý thị trường quy định có năm trường hợp tạm đình chỉ thẻ kiểm tra thị trường:
  • Có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật mà chưa có quyết định xử lý.
  • Tham mưu, ban hành quyết định trái pháp luật, không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính từ hai lần trở lên nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật.
  • Đang trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật.
  • Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo.
  • Bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam.

 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp ...