Chuyển đến nội dung chính

Milo Và Ovaltine – Cuộc Chiến Pháp Lý Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ 2 pano quảng cáo ngoài trời của 2 thương hiệu đồ uống với nội dung đối lập nhau. Trong khi thương hiệu Nestle Milo đặt slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với tôn màu chủ đạo là xanh lá cây thì bên kia đường thương hiệu sữa Ovaltine với tấm biển quảng cáo màu đỏ có in hình 2 mẹ con chỉ tay sang phía “đối thủ” kèm theo dòng chữ ”Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Vấn đề này rốt cuộc là sao? Mời các bạn theo dõi bài viết.
Cuộc chiến pháp lý không lành mạnh giữa hai thương hiệu đồ uống
Tìm hiểu cuộc chiến pháp lý giữa hai thương hiệu đồ uống

Cạnh tranh quảng cáo Milo Và Ovaltine có lành mạnh không?

Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle “tố” là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine.
Với nội dung công văn phía Nestle ghi rõ là Ovaltine và Milo là đối thủ trực tiếp trong cùng ngành hàng, và với việc thực hiện Ovaltine Campaigne, Friesland Campina không chỉ sao chép trái phép ý tưởng của chúng tôi mà còn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng bằng việc đánh đồng các thông điệp của Chiến dịch Milo với “bệnh thành tích,
Trong vụ việc này, Công ty Nestlé Việt Nam (sở hữu thương hiệu sản phẩm Milo) cho rằng FrieslandCampina (sở hữu thương hiệu sản phẩm Ovaltine) vi phạm luật ở 2 khía cạnh Luật Cạnh tranh và Luật Quảng cáo.
Cụ thể, Nestlé “tố” FrieslandCampina vi phạm quyền tác giả của mình, khi có rất nhiều yếu tố trong chiến dịch của Ovaltine lấy ý tưởng từ các sản phẩm thương mại của chiến dịch Milo. Sự sao chép này bao gồm việc sử dụng thông điệp “nhà vô địch”, hình nền trong các ảnh, tư thế chụp hình, các môn thể thao được lựa chọn để làm hình/clip và một số các câu nói khác.

Milo có cơ sở pháp lý để tố Ovaltine cạnh tranh không lành mạnh không?

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004, theo đó cấm ba dạng hành vi: quảng cáo so sánh, quảng cáo bắt chước và quảng cáo gây nhầm lẫn. Đây là ba dạng hành vi có bản chất cạnh tranh không lành mạnh khác nhau, mặc dù cùng thể hiện qua một hoạt động thị trường quen thuộc đó là quảng cáo.
Thứ nhất, Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định cấm doanh nghiệp thực hiện hoạt động quảng cáo: “So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác”. Bản chất của hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp được biểu hiện thông qua việc cố ý đưa vào các sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp mình các thông tin mang tính chất so sánh trực tiếp giữa hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác theo hướng có lợi cho doanh nghiệp mình. Ovaltine không có hành vi này.
Thứ hai, Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định về quảng cáo bắt thì cấm doanh nghiệp bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Việc tố Ovaltine cạnh tranh không lành mạnh
Tìm hiểu việc tố Ovaltine cạnh tranh không lành mạnh
Ở chiến dịch quảng cáo của mình, thương hiệu Ovaltine chỉ đưa ra những câu khẩu hiệu mang tính chất đối xứng hoặc đối sánh với nhau chứ không hề đưa một thông điệp có tính chất tương tự, hay một sản phẩm có nhiều điểm chung  nên theo đó, nếu đối chiếu vào quy định của luật cạnh tranh thì đây không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Tất cả những thông điệp của Ovaltine hoàn toàn do người ta sáng tạo dựa trên góc độ truyền thông và họ không có bất kỳ thông tin nào mang tính chất đả kích, hạ thấp đối thủ hoặc đưa ra những thông tin sai sự thật về sản phẩm của Milo. Chuyện giáo dục con theo phương pháp nào thì mỗi người có quan điểm riêng, có người ủng hộ Ovaltine nhưng cũng có người thích cách của Milo.
Thứ ba, Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2004 đã liệt kê tương đối nhiều nội dung quảng cáo có thể gian dối hoặc gây nhầm lẫn như: Gian dối, gây nhầm lẫn về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: bao gồm cả giá cả, chất lượng, đặc điểm,… Thương hiệu Ovaltine chỉ đưa ra những câu khẩu hiệu mang tính chất đối xứng hoặc đối sánh với nhau chứ không tạo nên sự hiểu nhầm về thương hiệu, giá cả, hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, việc treo biển bảng quản lý của đối thủ cạnh tranh đối xứng nhau hoàn toàn không mang tính chất vi phạm. Luật không cấm hai đối thủ cạnh tranh treo bảng biển gần nhau.
Xét về từng hành vi cạnh tranh không lành mạnh được phân tích như trên thì Ovaltine không có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Ovaltine có xâm phạm quyền tác giả hay không?

Nestlé (Milo) cho rằng chiến dịch Ovaltine sao chép trái phép ý tưởng dưới góc độ xâm phạm quyền tác giả theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên ý tưởng không phải là đối tượng được bảo hộ, mà chỉ bảo hộ tác phẩm, đối tượng sở hữu trí tuệ cụ thể như tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; nhãn hiệu… Do đó, Nestlé cho rằng chiến dịch Ovaltine sao chép trái phép ý tưởng thì khả năng chứng minh việc xâm phạm này rất khó.
Như vậy, dưới góc độ Luật cạnh tranh hay Luật quảng cáo thì Nestlé Milo khó mà chứng minh được Ovaltine vi phạm. Tuy nhiên, nếu quan điểm của Milo thấy rằng đây là hành vi không lành mạnh thì việc họ khởi kiện hoặc có quyền yêu cầu phía đối thủ thay đổi quảng cáo cũng là cần thiết.


 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         T...

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm    ...

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp ...