Theo kế hoạch, chiều 29.10 TAND TP.HCM sẽ tuyên án vụ tranh chấp giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) kiện đòi Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (GrabTaxi, Grab) bồi thường hơn 41 tỷ đồng. Tuy nhiên, HĐXX xét nhận thấy cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan kết luận giám định mới có cơ sở phân định chính xác. Vì vậy, HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa. Phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 22/11.
Như vậy để xác định Grab có phải là doanh nghiệp kinh doanh vận tải hay không thì cần xác định liệu phía công ty cung cấp phần mềm này có sử dụng xe để chở hành khách nhằm mục đích sinh lời. Trong tình huống này thì Grab không hề sở hữu một chiếc xe ô tô nào. Các tài xế tham gia Grab đều tự sử dụng xe riêng của mình, bên công ty chỉ cung cấp ứng dụng đặt xe từ phía khách hàng cho tài xế, và trừ vào chiết khấu của mỗi tài xế theo chuyến đi. Tiền khách hàng trả cho tài xế về chuyến đi là của tài xế chứ không thuộc về Grab. Grab chỉ là trung gian kết nối giữa những người tài xế xe với khách hàng của họ.
Thứ hai, theo Grab cho biết giá cước do doanh nghiệp (DN), Hợp tác xã (HTX) vận tải quyết định. Đây là do lập trình thuật toán có sẵn. Grab chỉ hỗ trợ chứ không quản lý tài xế. Như vậy cần xác định ai là người quản lý tài xế khi tham gia vào phần mềm này.
Nếu xét theo hợp đồng lao động thì Grab không có ký bất kì một hợp đồng lao động nào với tài xế. Grab không có trả lương theo hợp đồng. Mặt khác, về thời gian lao động, giữa Grab với tài xế không có sự thỏa thuận về thời gian rõ ràng là liên tục hay một thời gian cụ thể mà tài xế có thể tự chủ động linh hoạt về thời gian. Tuy nhiên, điều kiện để các tài xế xe tham gia chạy Grab là trước hết phải tham gia vào hợp tác xã vận tải và chịu sử quản lý của HTX vận tải này. Như vậy, việc tham gia vào HTX vận tải chính là một chứng cứ chứng minh HTX vận tải là người quản lý các tài xế xe.
Thứ ba, theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
Trên thực tế, Grab không ký bất kỳ hợp đồng vận chuyển nào, cũng không phải là chủ thể trong hợp đồng vận chuyển. Hợp đồng điện tử trong trường hợp này được ký giữa bên vận chuyển với hành khách – trong hợp đồng này chỉ có ý chí thống nhất của bên vận chuyển và hành khách mà không có ý chí của Grab. Thực chất đây chỉ là phương thức giao kết chứ không phải là mô hình kinh doanh và không đúng quy định về xe hợp đồng. Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, Điều 44, Điều 45 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT thì hình thức vận tải kết nối qua phần mềm của Grab không có đủ cấu thành của một hợp đồng vận tải, nên không thể xếp vào hình thức vận tải hợp đồng.
Như vậy với những phân tích trên thì Grab là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phần mềm. Grab cung cấp phần mềm để kết nối các đơn vị vận chuyển với khách hàng có nhu cầu, môi giới và làm trung gian giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ vận chuyển.
Cần nhận diện dịch vụ kinh doanh kiểu Grab theo đúng bản chất của dịch vụ là môi giới công nghệ trong lĩnh vực vận tải. Như thế sẽ giải quyết được những thắc mắc của người dân cũng như những công ty kinh doanh vận tải, đem lại bình đẳng trong kinh doanh, bảo vệ tốt quyền lợi khách hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Vinasun kiện đòi bồi thường hơn 41 tỷ dựa trên cơ sở nào?
Với lý do Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, một lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun. Grab thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đánh tráo khái niệm, gây thiệt hại về doanh thu, lợi nhuận của Vinasun. Cụ thể, từ khi Grab tham gia dịch vụ vận tải, lượng xe Grab tăng liên tục do thực hiện hàng loạt hành vi vi phạm như khuyến mãi 0 đồng, thực hiện chương trình mỗi tài xế giới thiệu người tham gia sẽ được thưởng và mỗi cuốc xe sẽ được hưởng trợ giá; hỗ trợ lái xe vay tiền ngân hàng để mua xe chạy Grab… khiến tài xế Vinasun nghỉ việc, chuyển sang chạy Grab và hơn 2.770 xe của Vinasun phải nằm bãi từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2017.Grab là doanh nghiệp dịch vụ vận tải hay doanh nghiệp dịch vụ phần mềm?
Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2014 quy định Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.Như vậy để xác định Grab có phải là doanh nghiệp kinh doanh vận tải hay không thì cần xác định liệu phía công ty cung cấp phần mềm này có sử dụng xe để chở hành khách nhằm mục đích sinh lời. Trong tình huống này thì Grab không hề sở hữu một chiếc xe ô tô nào. Các tài xế tham gia Grab đều tự sử dụng xe riêng của mình, bên công ty chỉ cung cấp ứng dụng đặt xe từ phía khách hàng cho tài xế, và trừ vào chiết khấu của mỗi tài xế theo chuyến đi. Tiền khách hàng trả cho tài xế về chuyến đi là của tài xế chứ không thuộc về Grab. Grab chỉ là trung gian kết nối giữa những người tài xế xe với khách hàng của họ.
Thứ hai, theo Grab cho biết giá cước do doanh nghiệp (DN), Hợp tác xã (HTX) vận tải quyết định. Đây là do lập trình thuật toán có sẵn. Grab chỉ hỗ trợ chứ không quản lý tài xế. Như vậy cần xác định ai là người quản lý tài xế khi tham gia vào phần mềm này.
Nếu xét theo hợp đồng lao động thì Grab không có ký bất kì một hợp đồng lao động nào với tài xế. Grab không có trả lương theo hợp đồng. Mặt khác, về thời gian lao động, giữa Grab với tài xế không có sự thỏa thuận về thời gian rõ ràng là liên tục hay một thời gian cụ thể mà tài xế có thể tự chủ động linh hoạt về thời gian. Tuy nhiên, điều kiện để các tài xế xe tham gia chạy Grab là trước hết phải tham gia vào hợp tác xã vận tải và chịu sử quản lý của HTX vận tải này. Như vậy, việc tham gia vào HTX vận tải chính là một chứng cứ chứng minh HTX vận tải là người quản lý các tài xế xe.
Thứ ba, theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải.
Trên thực tế, Grab không ký bất kỳ hợp đồng vận chuyển nào, cũng không phải là chủ thể trong hợp đồng vận chuyển. Hợp đồng điện tử trong trường hợp này được ký giữa bên vận chuyển với hành khách – trong hợp đồng này chỉ có ý chí thống nhất của bên vận chuyển và hành khách mà không có ý chí của Grab. Thực chất đây chỉ là phương thức giao kết chứ không phải là mô hình kinh doanh và không đúng quy định về xe hợp đồng. Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, Điều 44, Điều 45 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT thì hình thức vận tải kết nối qua phần mềm của Grab không có đủ cấu thành của một hợp đồng vận tải, nên không thể xếp vào hình thức vận tải hợp đồng.
Như vậy với những phân tích trên thì Grab là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phần mềm. Grab cung cấp phần mềm để kết nối các đơn vị vận chuyển với khách hàng có nhu cầu, môi giới và làm trung gian giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ vận chuyển.
Cần nhận diện dịch vụ kinh doanh kiểu Grab theo đúng bản chất của dịch vụ là môi giới công nghệ trong lĩnh vực vận tải. Như thế sẽ giải quyết được những thắc mắc của người dân cũng như những công ty kinh doanh vận tải, đem lại bình đẳng trong kinh doanh, bảo vệ tốt quyền lợi khách hàng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ thuế cho Nhà nước.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét