1. Hệ
thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai
Hệ thống thông tin đất đai là hệ thống tổng
hợp các yếu tố hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm, dữ liệu và quy
trình, thủ tục được xây dựng để thu thập, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích,
tổng hợp và truy xuất thông tin đất đai. Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật
Đất đai 2013 hệ thống thông tin đất đai bao gồm các thành phần cơ bản sau:
-
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất
đai;
- Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm
hệ thống và phần mềm ứng dụng;
- Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia:
Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu
đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông
qua phương tiện điện tử. Theo quy định tại khoản 2 Điều 121 Luật Đất đai 2013
cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia bao gồm các thành phần:
- Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật
về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu địa chính;
- Cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất;
- Cơ sở dữ liệu giá đất;
- Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai;
- Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.
Việc thiết lập một hệ thống thông tin đất đai trong đó có lưu trữ các cơ sở dữ liệu đất đai giữ vai trò là cơ sở, nền tảng
đặc biệt quan trọng giúp nhà nước tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với
đất đai, xây dựng và quản lý một thị trường bất động sản phát triển, lành mạnh
mà hạt nhân là thị trường quyền sử dụng đất.
* Quản
lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai
Thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thì có giá trị pháp lý như trong hồ sơ
dạng giấy. Cơ sở dữ liệu đất đai là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an
ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại,
làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu
về thông tin, dữ liệu đất đai được khai thác, sử dụng qua cổng thông tin đất
đai ở trung ương, địa phương và phải nộp phí; khi thực hiện khai thác thông
tin, dữ liệu đất đai phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.
* Dịch
vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai
Các dịch vụ công điện tử được thực hiện gồm
đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; thực hiện các giao dịch về đất đai
và tài sản gắn liền với đất; cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai. Cơ quan quản
lý đất đai có trách nhiệm thực hiện các dịch vụ công; cung cấp các dịch vụ thuận
tiện, đơn giản, an toàn cho tổ chức và cá nhân trên môi trường mạng.
2.
Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai và xây dựng,
cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai
Nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác hệ
thống thông tin đất đai quy định tại Điều 4 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT:
Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng
theo các nguyên tắc sau:
+ Xây dựng theo một hệ thống thiết kế thống
nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước; cung cấp dữ liệu đất đai cho nhiều đối tượng
sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng;
+ Bảo đảm tính an toàn, bảo mật và hoạt động
thường xuyên;
+ Bảo đảm tính mở, cho phép chia sẻ với hệ
thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp có liên quan.
Việc quản lý, khai thác hệ thống thông tin
đất đai theo các nguyên tắc sau:
+ Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước
và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
+ Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách
quan;
+ Bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho
khai thác và sử dụng;
+ Bảo đảm tính cập nhật, đầy đủ và có hệ thống;
+ Sử dụng dữ liệu đúng mục đích;
+ Khai thác và sử dụng dữ liệu phải thực hiện
nghĩa vụ tài chính;
+ Tuân theo các quy định của pháp luật về bảo
vệ bí mật nhà nước.
Nguyên tắc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu
đất đai quốc gia quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2017/TT-BTNMT như sau: Việc
xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải đảm bảo tính đầy đủ,
chính xác, khoa học, kịp thời. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ
liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất
đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các cơ sở dữ liệu thành phần của
cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải được xây dựng đồng thời và được liên kết,
tích hợp với nhau; trường hợp chưa đủ điều kiện thì ưu tiên xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu
thành phần khác của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia. Quy mô tổ chức triển khai
xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện.
3.
Điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động
xây dựng hệ thống thông tin đất đai được quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định
01/2017/NĐ-CP. Về điều kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động về xây dựng hạ tầng
kỹ thuật công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm của hệ thống thông tin đất đai
được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Về tổ chức sự nghiệp, doanh
nghiệp được hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều kiện
sau đây:
+ Có chức năng xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai đối với các tổ chức sự nghiệp của Nhà nước;
+ Có ít nhất 10 cá nhân đối với hoạt động
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện, có ít nhất 15 cá nhân đối với hoạt động
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh, cấp quốc gia đủ điều kiện quy định tại
khoản 3 Điều này;
+ Có hạ tầng, thiết bị công nghệ phục vụ
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Cá nhân được hành nghề xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai trong tổ chức hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai khi có đủ các điều
kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có trình độ từ đại học trở lên thuộc một
trong các chuyên ngành về quản lý đất đai, địa chính, trắc địa bản đồ, công nghệ
thông tin và các chuyên ngành khác có liên quan đến cơ sở dữ liệu đất đai;
+ Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản
lý tài nguyên đất hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai từ 24 tháng trở lên.
4.
Trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống thông tin đất đai được thiết kế tổng
thể và xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa
mục tiêu; theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quốc tế được công nhận tại Việt
Nam. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả
nước. Nội dung, cấu trúc và kiểu thông
tin cơ sở dữ liệu đất đai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng hệ
thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; bảo đảm kinh phí vận hành, duy
trì hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai được quy định tại Điều
124 Luật Đất đai 2013:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai
quốc gia; thực hiện dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai theo quy định của
Chính phủ.
- Bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách
nhiệm cung cấp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến
đất đai cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật vào cơ sở dữ liệu đất đai
quốc gia, hệ thống thông tin đất đai.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ
chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai ở địa
phương; cung cấp dữ liệu đất đai cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tích hợp
vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai, điều
kiện của tổ chức, cá nhân hoạt động tư vấn về xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống
thông tin đất đai.
Phạm vi hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai bao gồm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp quốc gia chỉ được thực hiện sau khi Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định, đánh giá đủ điều kiện, năng lực hoạt động.
5. Trình
tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai
Bước
1: Nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu
đất đai quy định tại Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT được thực hiện theo một
trong các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu
đất đai;
- Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
- Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông
tin đất đai.
Bước
2: Tiếp nhận, xử lý
- Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận,
xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài
chính) cho tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì
phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.
Bước
3: Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong
nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu
đất đai theo yêu cầu. Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định
sau:
+ Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ
thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì
cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
+ Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất
đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được
xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu
cầu bằng hình thức hợp đồng.
* Những
trường hợp không cung cấp dữ liệu
- Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu
mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật
nhà nước không đúng quy định.
- Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người
có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ
ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp
theo quy định của pháp luật.
- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
quy định.
* Hệ
quả việc cung cấp thông tin dữ liệu đất đai:
- Dữ liệu đất đai trên giấy hoặc thiết bị
lưu trữ điện tử.
- Thông tin dữ liệu đất đai giúp nhận biết
được tình trạng đất đai. Người sử dụng đủ điều kiện theo pháp luật về đất đai
thì được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận
quyền sử dụng đất, Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét