1.
Điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật, người sử dụng
đất cần đáp ứng đủ các điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ về đất sử dụng trước ngày
01/07/2004 quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013, cụ thể là:
- Đất sử dụng ổn định, lâu dài.
- Không vi phạm pháp luật về đất đai, nay
được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp
pháp của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn
kiền với đất.
Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử
dụng đất và người giao đất để quản lý; đăng ký quyền sử dụng nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Đăng ký đất đai,
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động,
được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng
hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau
quy định tại Điều 95 Luật Đất đai 2013.
2.
Trình tự, thủ tục xin công nhận quyền sử dụng đất
Đối với trường hợp người xin công nhận quyềnsử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân chưa có chứng từ pháp lý theo quy định pháp
luật về đất đai, cụ thể quy định tại Chương 7 Luật Đất đai 2013 về đăng ký đất
đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất và Chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục hành
chính về quản lý và sử dụng đất đai thì cần thực hiện theo trình tự thủ tục sau
đây:
Bước 1: Khi thực
hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá
nhân liên hệ trực tiếp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn là một trong bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính hoặc truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp nơi
người đó cư trú và cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để
hoàn thiện hồ sơ theo trình tự, thủ tục.
Bước
2: Người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp một bộ hồ
sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường
hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp
hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
- Bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
1- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu).
2- Giấy tờ chứng minh về nguồn gốc đất như:
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu cong trình xây
dựng không phải là nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
giấy chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có).
3- Trích lục hoặc trích do địa chính.
4- Bản
án của tòa án, biên bản thi hành án, quyết định thi hành án của cơ quan thẩm
quyền, quyết định các cấp (nếu có).
5- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính;
giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn
liền với đất (nếu có).
Bước
3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ
thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng
dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân cấp xã thực hiện. Nếu
có hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết
phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào số tiếp
nhận hồ sơ, ký vào đơn nơi người tiếp nhận hồ sơ.
Bước
4: Chuyển hồ sơ đến Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần
thiết; Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn
xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối
với thửa đất.
Trường hợp người đang sử dụng đất không có
giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18
của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường thị
trấn lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, sở hữu
nhà và tài sản gắn liền với đất, sự phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã
được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và
không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận trong thời gian 15 ngày.
Khi đủ điều kiện thì viết Giấy chứng nhận gửi
kèm hồ sơ đến phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện ký giấy chứng nhận.
Bước
5: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm
kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối
với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến
đối với trường hợp không đủ điều kiện. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất chuyển
kết quả cho Bộ phận trả cho người sử dụng đất hoặc trả kết quả cho Ủy ban nhân
dân xã để trả cho người sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Bước
6: Cơ quan tài nguyên và môi trường kiểm tra hồ sơ
và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ đã
giải quyết được chuyển cho văn phòng đăng ký đất đai để trao cho người được cấp
(Nếu hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký đất đai) hoặc văn phòng đăng ký đất
đai gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp (nếu hồ sơ được nộp
tại Ủy ban nhân dân cấp xã).
Thời hạn thực hiện: không quá 30 ngày làm
việc.
Bước
7: Người nộp hồ sơ nhận kết quả.
Hồ sơ đã giải quyết được chuyển cho văn
phòng đăng ký đất đai để trao cho người được cấp Giấy chứng nhận (Nếu hồ sơ được
nộp tại văn phòng đăng ký đất đai) hoặc văn phòng đăng ký đất đai gửi cho Ủy
ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp Giấy chứng nhận (nếu hồ sơ được
nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã).
* Kết
quả của việc công nhận quyền quyền sử dụng đất:
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu
có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật Đất đai 2013 và quy định
khác của pháp luật có liên quan. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư
pháp lý do Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất một cách hợp pháp.
Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (công nhận quyền sử dụng đất)
cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng
đất và không vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2004. Việc
đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
vào Sổ địa chính.
3.
Nghĩa vụ tài chính phải nộp khi công nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật, người làm thủ
tục công nhận quyền sử dụng đất sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính sau:
- Tiền sử dụng đất quy định tại điểm a khoản
1 Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất, cụ thể: Đối
với diện tích đất có nhà ở trong hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình,
cá nhân sẽ được miễn tiền sử dụng đất; Đối với diện tích đất có nhà ở vượt hạn
mức công nhận đất ở sẽ phải nộp 50% tiền sử dụng đất. Hạn mức công nhận quyền sử
dụng đất được quy định cụ thể tại từng địa phương.
- Lệ phí trước bạ: phải nộp 0,5% giá trị
tài sản.
- Phí thẩm định sổ, phí thẩm định hồ sơ,
phí cấp sổ.
Đối với người sử dụng đất đang sử dụng đất ổn
định có nhu cầu nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ
gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà
không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật. Đây là hoạt động
quan trọng nhằm tạo cư sở dữ liệu pháp lý để nhà nước thực hiện tốt công tác quản
lý đất đai, bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét