THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền
Theo Điều 12 Luật Tố cáo 2011, việc
xác định thẩm quyền dựa trên nguyên tắc sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức: người
đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó
giải quyết;
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức: người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ
quan, tổ chức đó giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc
thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức: người đứng đầu cơ quan, tổ chức
trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ
quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu
hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật
về tố tụng hình sự.
2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà
nước
Thẩm
quyền giải quyết trong cơ quan hành chính quy định tại Điều 13 Luật Tố cáo 2011
như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền
giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc
cơ quan mình và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng
đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Tổng cục trưởng, Cục trưởng và
cấp tương đương được phân cấp quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết
tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người
đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương
đương, cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ và cán bộ, công chức do mình bổ
nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền
giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan khác của Nhà nước
Thẩm
quyền giải quyết tố cáo trong cơ quan khác của Nhà nước quy định tại Điều 14 Luật
Tố cáo 2011 như sau:
- Chánh án Tòa án nhân dân, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có thẩm quyền:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình quản
lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong thực việc hiện nhiệm vụ, công vụ của Chánh án, Phó Chánh
án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
- Tổng Kiểm toán Nhà nước có thẩm
quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ của Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên
ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực
tiếp.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước
chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do
mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan khác của
Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối
với cán bộ là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền
giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ do mình quản lý.
4. Thẩm quyền giải quyết tố các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Thẩm
quyền giải quyết tố cáo trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 15 Luật
Tố cáo 2011 như sau:
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản
lý trực tiếp.
- Người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với
hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức quản lý
do mình bổ nhiệm.
5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội
Theo
Điều 16 Luật Tố cáo 2011, người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý
trực tiếp.
6. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được
giao nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức
Theo
Điều 17 Luật Tố cáo 2011, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người
được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên
chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét