f)
Đối với tội
vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống
thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông:
Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu tán
trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”.
-
Hai là, triệt
tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân
thương mại.
-
Ba là, triệt tiêu
tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được hành
vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không
như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy nhất một yếu tố
trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó chính là đối tượng
tác động của các quan hệ xã hội: phải đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật
thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong đó, đối tượng của tội phạm này là
các công trình thủy lợi, đê điều, bờ, bãi sông:
- Công trình thủy lợi là
công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống
tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa
nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ông sdaanx nước, kênh, công trình trên
kênh và bờ bao các loại.
- Đê điều: theo khoản 2 Điều
3 Luật đê điều 2006: “2. Đê điều là hệ thống công trình bao gồm
đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.”
- Bãi sông: theo
khoản 18 Điều 3 Luật đê điều 2006: “18. Bãi sông là vùng đất có phạm vi từ biên ngoài hành
lang bảo vệ đê điều trở ra đến bờ sông.”
· Điều
kiện về mặt khách quan:
Một là, phải đảm bảo đúng
khái niệm về mặt hành vi thì mới khởi tố được. Các hành vi của tội này là:
-
Xây nhà, công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ an toàn công trình thủy lợi,
đê điều, phòng, chống thiên tai;
-
Hủy hoại hoặc làm hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai,
công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước,
công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường
hợp quy định tại Điều 303 của Bộ luật này;
-
Khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép;
-
Sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê
điều, phòng, chống thiên tai; công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc,
giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại
do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do luật
định;
-
Vận hành hồ chứa nước, liên hồ chứa nước, công trình phân lũ, làm chậm lũ không
đúng với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực
hiện theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền.
Hai là, hành vi
này có yếu tố tái phạm nguy hiểm.
Ba là, hành vi phạm tội này chỉ khi gây ra hậu quả nghiêm trọng
mới là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội. Theo đó, hậu quả gây ra là:
- Thiệt hại vật chất:
§ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương
cơ thể 31% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000
đồng;
§ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới
1.000.000.000 đồng, làm chết người;
§ Gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng trở lên, làm chết
02 người.
- Thiệt hại phi vật chất: gây
ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước quy định về bảo
vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai, quy định về bảo
vệ bờ, bãi sông.
Bốn là, hành vi tác động là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu chủ thể phạm tội thực hiện đúng hành
vi mà không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như phân tích ở trên thì không bị khởi
tố hình sự.
Năm là, triệt
tiêu thời điểm hoàn thành phạm tội: nếu
chủ thể chưa kịp thực hiện hoặc đã thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ an toàn
công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai, quy định về bảo vệ bờ,
bãi sông nhưng thiên tai vẫn xảy ra nằm ngoài ý chí của pháp nhân.
·
Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi của hành vi này là lỗi cố
ý, động cơ và mục đích là nhằm trốn tránh trách nhiệm thực hiện các quy định về
bảo vệ môi trường, phòng, chốn thiên tai của Nhà nước. Tuy nhiên có thể tẩu tán
trách nhiệm này bằng cách:
- Hậu quả do hành vi này gây ra không gây ra thiên tai,
xâm phạm những quy định bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống
thiên tai, quy định về bảo vệ bờ, bãi sông của nhà nước, hoặc gây ra thiệt hại
về vật chất không lớn cho con người (không có hoặc tổn thương cơ thể với tỷ lệ
thấp).
- Động cơ của hành vi phạm tội này không nhằm mục đích
gây ra thiên tai.
Nhận xét
Đăng nhận xét