Tội phạm pháp nhân thương mại liên quan đến thuế được hiểu
như thế nào?
Pháp luật
nói chung là pháp luật thuế nói riêng hình thành từ các điều kiện kinh tế-xã
hội. Do đó, thuế gắn liền với sự vận động và phát triển của nền kinh tế-xã hội.
Thuế là
các khoản nộp bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng pháp luật mà các cá nhân, tổ
chức phải nộp vào ngân sách nhà nước. Đương nhiên, các khoản nộp này không mang
tính đối giá và không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Vì thế,
công dân có nghĩa vụ thuế để đảm bảo cho nguồn thu ngân sách nhà nước.
Hiện nay ở nước ta có các loại thuế như
thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá
nhân,...
Mặt khác,
Bộ luật hình sự 2015 đảm bảo thi hành chính sách thuế của một đối tượng hoàn
toàn mới đó là “pháp nhân thương mại” ở cả hai tội cơ bản: tội trốn thuế và tội
in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Trong
Mục 2. Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài cính, ngân hàng, chứng khoán, bảo
hiểm có 02 tội mà pháp nhân thương mại chịu sự điều chỉnh đặc biệt. Đó là:
Khoản
5 Điều 200. Tội trốn thuế.
“5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện
hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì
bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến
3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến
10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03
năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể
bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động
trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Khoản
4 Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước.
“4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt
như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này,
thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất
định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Những cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu thêm, nên liên hệ luật sư để được tư vấn miễn phí.
Nhận xét
Đăng nhận xét