b) Đối với tội gian lận
trong kinh doanh bảo hiểm:
Để tránh tình trạng bị khởi
tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu tán trách nhiệm này
cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không che giấu”.
-
Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể:
thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-
Ba là, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi
phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn
kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ
duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu pháp luật hình sự, đó
chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
Một
là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong đó, đối tượng
của tội phạm này chỉ là các loại bảo hiểm:
§ Bảo
hiểm y tế: khoản 1 Điêu 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì: “Bảo
hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng
theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do
Nhà nước tổ chức thực hiện.”
§ Bảo
hiểm xã hội: khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì: “Bảo hiểm xã hội là
sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
§ Bảo
hiểm thất nghiệp: là trả lại tiền mặt cho người lao động khi họ bị mất việc
làm.
Hai là, phải đảm bảo đúng định mức:
- Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng trở
lên.
·
Điều kiện về mặt
khách quan:
Một là, phải đảm bảo đúng khái niệm về
mặt hành vi của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm:
Khoản
1 Điều 213 BLHS 2015 có quy định:
- Thông
đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm,
trả tiền bảo hiểm trái pháp luật,
- Giả
mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo
hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
- Giả
mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả
tiền bảo hiểm.
- Tự
gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Hai là, gây ra hậu quả nghiêm trọng
là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm này. Theo đó, hậu quả do hành vi này
gây ra là thiệt hại cả về vật chất (gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 20.000.000
đồng trở lên) và về phi vật chất (gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách quản
lý, kiểm soát của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm; làm mất niềm tin của nhiều người
lao động; làm ảnh hưởng đến tính minh bạch, công khai và an toàn của các chính
sách bảo hiểm).
Ba là, hành vi tác động là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu chủ thể phạm tội thực hiện đúng hành vi mà
không dẫn đến hậu quả như phân tích ở trên thì không bị khởi tố hình sự.
Bốn là, triệt tiêu được yếu tố thời điểm
tội phạm hoàn thành: khi chủ thể phạm tội chưa thực hiện xong hành vi gian lận,
sử dụng hồ sơ giả trong hoạt động bảo hiểm.
Năm là, triệt tiêu phương pháp, thủ
đoạn phạm tội: hành vi phạm tội không dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
thiệt hại về tài sản, sức khỏe gây ra không do yếu tố “tự thực hiện” của chủ thể
phạm tội.
·
Điều kiện về mặt
chủ quan:
Lỗi
của hành vi này là lỗi cố ý, động cơ và mục đích là nhằm hưởng được quyền lợi từ
việc kinh doanh bảo hiểm trái pháp luật. Tuy nhiên có thể tẩu tán trách nhiệm
này bằng cách:
-
Hậu quả do hành vi này gây ra không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ quản
lý và kiểm soát của nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm.
-
Động cơ của hành vi phạm tội này không nhằm mục đích để hưởng chế độ bảo
hiểm.
-
Yếu tố lỗi
có thể được triệt tiêu nếu chủ thể phạm tội không nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm, không ngăn chặn kịp thời và không mong muốn hậu quả xảy ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét