1. Khái niệm:
Tội phạm pháp nhân liên quan đến chứng khoán được hiểu như thế nào?
Tội phạm pháp nhân
liên quan đến chứng khoán: là những hành vi phạm tội được pháp nhân thực hiện
nhằm mục đích là hưởng lợi bất chính liên quan đến lĩnh vực thị trường chứng
khoán, giành vị thế thống lĩnh trong thị trường mua bán chứng khoán, xâm phạm đến
chế độ kiểm soát
và quản lý của Nhà nước ta. Bao gồm
các tội danh như sau: tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông
tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209); tội sử dụng thông tin nội bộ để mua
bán chứng khoán (Điều 210); tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211).
Ta dẫn
đến một số khái niệm thuộc lĩnh vực chứng khoán như sau:
- Chứng khoán: theo quy định tại khoản 3 Điều
1 Luật chứng khoán sửa đổi 2010 thì: “3. Sửa đổi, bổ sung các khoản
1, 5, 13, 20, 22, 23 và 26; bổ sung các khoản 8a, 12a và 27a Điều 6 như sau:
1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận
quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ
chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán
ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.”
Trong đó, khoản 2, 3, 4 Điều 1 lần lượt nêu các định nghĩa của cổ phiếu,
trái phiếu và chứng chỉ quỹ:
”2. Cổ
phiếu là loại chứng khoán
xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ
phần của tổ chức phát hành.
3. Trái phiếu là
loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với
một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
4. Chứng
chỉ quỹ là loại chứng
khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại
chúng.”
2. Nội dung quy định pháp
luật:
Bộ luật hình sự quy
định một cách rõ ràng các tội kèm theo những hình phạt cụ thể nhằm răn đe và
phòng ngừa hậu quả xảy ra. Trong đó có các tội phạm liên quan đến chứng khoán,
cạnh tranh, bảo hiểm giữa các chủ thể với nhau nhằm tạo ra lợi nhuận bất chính
từ những hành vi đó. Các tội đươc quy định cho pháp nhân thương mại bao gồm:
Khoản 4 Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch
hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.
“4. Pháp nhân thương mại phạm tội
quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến
5.000.000.000 đồng;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể
bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động
vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Khoản 4 Điều 210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua
bán chứng khoán.
“4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động
trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Khoản 4 Điều 211. Tội thao túng thị trường chứng
khoán.
“4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị
phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này,
thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500.000.000
đồng đến 2.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh
vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Nhận xét
Đăng nhận xét