g)
Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc
chữa bệnh, thuốc phòng bệnh:
Để
tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu tán trách nhiệm này
cho một cá nhân, tổ chức khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không giúp sức”,
“không che giấu”.
-
Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể:
thành lập một tổ chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-
Ba là, triệt tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi
phạm tội vì không nhận thức được hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn
kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa không như mong muốn.
·
Điều kiện về khách thể:
Chỉ duy
nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu hình sự, đó
chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
-
Một là, phải đảm bảo đúng tiêu
chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình
sự được. Trong đó, đối tượng của tội phạm này chỉ bao gồm:
§ Thuốc chữa bệnh: bao gồm cả thuốc Đông y và thuốc Tây y.
§ Thuốc phòng bệnh: các loại vắc-xin, thuốc bổ,...
-
Hai là, phải đảm bảo đúng tiêu
chí về trị giá:
§ Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên
tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
§ Hàng giả tương đương với với số lượng của hàng
thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000
đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong
hóa đơn;
·
Điều kiện về mặt khách quan:
-
Một là, phải đảm bảo đúng khái niệm
về mặt hành vi sản xuất, buôn bán
thì mới khởi tố
được:
§ Hành vi sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh,
thuốc phòng bệnh: là hành vi tạo ra các loại là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
có nhãn hiệu, kiểu dáng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa giống như những sản phẩm,
hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường
(tức là hàng thật). Chủ thể phạm tội có thể tham gia vào toàn bộ quá trình sản
xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh giả hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn
nào đó của quá trình làm ra hàng giả như chỉ đóng gói hoặc dán nhãn hiệu để tạo
ra hàng giả;
§ Hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh,
thuốc phòng bệnh: là hành vi mua đi bán lại mà biết rõ là hàng giả nhằm thu lợi
bất chính.
-
Hai là, phải đảm bảo đúng tiêu
chí về định mức của hàng giả:
hành vi phạm tội với số lượng hàng giả lớn; nếu hàng giả không thể định giá được
bằng tiền thì căn cứ vào giá trị mà chủ thể phạm tội đã mua hoặc giá trị thật nếu
như đem bán loại hàng giả đó để làm căn cứ xác định số lượng bao nhiêu là lớn.
-
Ba là, hậu quả do hành vi gây ra là những thiệt hại vật chất
và phi vật chất như tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; những
thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội,...; xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp, gây thiệt
hại đến lợi ích vật chất, uy tín của doanh nghiệp có sản phẩm, hàng hóa là hàng
thật; và không là dấu hiệu bắt buộc
để cấu thành tội phạm này mà chỉ dùng để định khung hình phạt. Vì vậy phải đảm
bảo về định mức của thiệt hại gây ra:
§ Làm chết 02 người trở lên.
§ Gây tổn hại sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% trở lên;
§ Gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng
tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là trên 31%;
§ Gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng.
-
Bốn là, hành vi tác động là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Tuy nhiên việc vẫn thực hiện đúng hành vi nhưng không dẫn đến hậu quả như phân tích trên thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Năm là,
triệt tiêu thời điểm hoàn thành phạm tội: là thời điểm chưa thực hiện hoặc thực
hiện chưa đến cùng việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc
phòng bệnh, chưa gây ra sự nhầm lẫn lừa dối cho khách hàng hoặc chưa gây ra thiệt
hại như trên.
-
Sáu là,
triệt tiêu địa điểm phạm tội: hành vi phạm tội chưa qua biên giới hoặc từ khu
phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.
-
Bảy là, tẩu
tán mức độ hình phạt phải chịu nếu chủ thể phạm tội có những đóng góp tích cực
trong việc thực hiện các chính sách xã hội.
·
Điều kiện về mặt chủ quan:
Lỗi là lỗi cố ý, động cơ, mục đích phạm tội là nhằm thu lợi nhuận bất chính. Tuy nhiên vẫn có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng
cách:
-
Hành vi
phạm tội chưa hoàn thành đến mục đích cuối cùng là gây nhầm lẫn, lừa dối người
tiêu dùng.
-
Có thể triệt
tiêu được động cơ về hành vi phạm tội nếu chủ thể phạm tội không nhằm mục đích
chính là thu lợi nhuận; hoặc thu lợi nhuận chưa lớn (dưới 100.000.000 đồng).
-
Yếu tố lỗi
có thể được triệt tiêu nếu chủ thể phạm tội không nhận thức được hành vi của
mình là nguy hiểm, không ngăn chặn kịp thời và không mong muốn hậu quả xảy ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét