Chuyển đến nội dung chính

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ



1. Quyền khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử
Theo khoản 4 Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS) “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm”. Thực tiễn, Hội đồng xét xử hiếm khi ban hành quyết định khởi tố bởi những lẽ sau:
khoi-to-vu-an-hinh-suMột là, muốn ra được quyết định khởi tố vụ án hình sự cần phải tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh các thông tin về tội phạm. Việc này đòi hỏi phải có thời gian và phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, có thể là những hoạt động rất phức tạp, cộng với việc phải xét xử một khối lượng lớn các vụ án và áp lực phải làm tốt công tác xét xử, hội đồng xét xử ít quan tâm đến vấn đề này là điều không thể tránh khỏi.Ngoài ra, chức năng chính của Tòa án là xét xử nên việc ra quyết định khởi tố vụ án ngay tại phiên tòa gây khó khăn cho chính Tòa án bởi những lí do chuyên môn và nghiệp vụ.

Hai là, giả sử trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ, Viện kiểm sát kháng nghị lên tòa án cấp trên, tòa án cấp trên phải xét lại quyết định này theo thủ tục luật định. Trường hợp tòa án cấp trên chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát thì quyết định khởi tố vụ án của hội đồng xét xử sẽ bị hủy bỏ. Điều đó tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới uy tín của hội đồng xét xử đã ra quyết định. Ngược lại, nếu tòa án cấp trên không chấp nhận kháng nghị của viện kiểm sát, việc có điều tra vụ án, có truy tố bị can ra tòa án để xét xử hay không vẫn có thể bị viện kiểm sát chi phối bởi hoạt động kiểm sát điều tra và hoạt động thực hành quyền công tố nhà nước.
Bên cạnh đó, với nhiệm vụ duy nhất được ghi nhận của Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 chính là nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình xét xử, các chức năng khác như: Khởi tố, điều tra, truy tố không phải chức năng của Tòa án. Các chức năng này được giao cho các cơ quan như Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra… Việc quy định như vậy, đảm bảo cho Tòa án có điều kiện tốt nhất để thi hành nhiệm vụ của mình, tập trung xét xử dựa trên những chứng cứ hợp pháp, thông qua hoạt động xét xử vụ án nhằm đưa ra kết luận ai là người có tội hay không có tội và ai là người phải chịu hình phạt hay không phải chịu hình phạt... Bên cạnh đó, quy định này cũng đảm bảo nguyên tắc: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, đây là nguyên tắc cốt lõi của nền tư pháp hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Kiến nghị: Nhằm tạo điều kiện để tòa án tập trung hoàn thành tốt chức năng xét xử thì việc bỏ quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hành sự của hội đồng xét xử trong BLTTHS là điều rất cần thiết. Theo đó, tại phiên tòa xét xử nếu xác định phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra, hội đồng xét xử yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự.
2. Công tác thực hiện quyền công tố, kiểm sát của Viện kiểm sát
Tại Khoản 1, Điều 107 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” và Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 cũng quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, thực hành quyền công tố là một trong hai chức năng hiến định Viện kiểm sát nhân dân.
Về bản chất, thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự (Khoản 1, Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014).
Để đảm bảo tính có căn cứ cho quyết định khởi tố vụ án hình sự, pháp luật quy định một trình tự tố tụng chặt chẽ với trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát. Khoản 2 Điều 154 BLTTHS quy định: “Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.”
Tình trạng chất lượng công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của VKSND các cấp còn hạn chế, đó là về mặt nhận thức của lãnh đạo và cán bộ, kiểm sát viên, VKSND các cấp vẫn còn chưa đầy đủ, toàn diện và chưa thống nhất về những khái niệm liên quan đến công tác này, dẫn đến việc vận dụng vào thực tiễn còn khác nhau. Hơn nữa một bộ phận cán bộ tiến hành tố tụng không thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghiệp vụ nên nhiều quy định của pháp luật không được nhận thức đầy đủ.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát phải thực hiện chức năng kiểm sát ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự. Nhưng do không thực hiện kiểm sát được từ đầu nên công tác kiểm sát khởi tố vụ án hình sự trở nên thụ động, phụ thuộc vào kết quả điều tra của Cơ quan điều tra nên Viện kiểm sát không kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra cũng như không chỉ đạo được quá trình điều tra làm cho hoạt động điều tra có thể sơ sài, qua loa cho xong việc nên vụ án thiếu chứng cứ, vi phạm pháp luật tố tụng… cho đến khi vụ án kết thúc điều tra chuyển tới Viện kiểm sát truy tố mới phát hiện được vi phạm phải trả lại yêu cầu điều tra bổ sung. Hạn chế đó đã làm cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài. Ngoài ra, trong quan hệ phối hợp giải quyết án hình sự với Cơ quan điều tra, các Kiểm sát viên vẫn còn biểu hiện của tư tưởng ngại va chạm, xuôi chiều, để mặc cho Cơ quan điều tra thực hiện các hoạt động điều tra, nên không sâu sát, kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật, hoặc ỷ lại vào sự  chỉ đạo của cấp trên hay của liên ngành mà các Kiểm sát viên chưa chủ động đề ra các yêu cầu điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm.
Kiến nghị:
Hoàn thiện các quy định về tiếp nhận thông tin về tội phạm, kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết thông tin về tội phạm. Khi phân loại xử lý các nguồn thông tin về tội phạm, ngoài việc phải xác định nội dung của các nguồn thông tin đó có dấu hiệu của tội phạm hay không thì còn cần phải xác định hình thức của nó thuộc loại nguồn tin nào để có phương pháp xác minh, kiểm tra và kiểm sát một cách hiệu quả. Không ngừng nâng cao, trau dồi kiến thức của lãnh đạo và cán bộ, kiểm sát viên, VKSND các cấp về các vấn đề này.
Để thực hiện chức năng kiểm sát của mình, Viện kiểm sát phải thực hiện nghiêm túc các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự để đảm báo thực hiện đúng chức năng của mình. Đem lại sự đúng đắng, tính công bằng cho vụ án và tránh tình trạng oan sai. Nếu Viện kiểm sát các cấp làm tốt công tác kiểm sát hoạt động khởi tố vụ án hình sự sẽ hạn chế được số lượng vụ án, bị can đã khởi tố sau đó phải đình chỉ điều tra vì không có dấu hiệu của tội phạm.
Ngoài ra, do thái độ, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ được phân công trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự chưa cao, không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc để đánh giá các chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội, các qui trình nghiệp vụ không được coi trọng và thực hiện đúng quy định.
“Người tiến hành tố tụng” phải không ngừng rèn luyện ý thức chính trị. Việc rèn luyện ý thức chính trị phải luôn đi đôi với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp. Việc xa rời rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức của người cán bộ sẽ dễ bị lợi ích vật chất, tinh thần cám dỗ và đi đến vi phạm pháp luật. Cần có chế tài cụ thể để xử lý các cán bộ làm việc với thái độ thiếu trách nhiệm, chưa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ của mình để răng đe. Qua đó, đảm bảo tính minh bạch của pháp luật và tránh oán sai.


 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ