Chuyển đổi doanh nghiệp hiện nay được xem là thủ tục phổ biến ở các công ty. Xuất phát từ mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu cho phù hợp với doanh nghiệp nhằm phát triển kinh doanh. Việc chuyển đổi này phải phù hợp với quy định của pháp luật, để việc này diễn ra thành công bạn nên tìm đến LUẬT SƯ để được TƯ VẤN. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này, mời bạn theo dõi.
Chuyển đổi doanh nghiệp là gì?
●
Chuyển
đổi doanh nghiệp là hình thức cơ cấu lại doanh nghiệp
để phù hợp với quy mô và sự phát triển của nó.
●
Sau khi doanh nghiệp được cấp
giấy đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp được chuyển đổi sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình,
●
Đồng thời doanh nghiệp chuyển
đổi sẽ được hưởng toàn bộ những quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các khoản
nợ chưa được thành toán, nghĩa vụ tài sản, hợp đồng lao động của doanh nghiệp
được chuyển đổi để lại.
Những hình thức chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp
Theo Điều 196, 197, 198, 199 Luật
doanh nghiệp 2014 thì có 04 hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
●
Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần;
●
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên;
●
Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên;
●
Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.
Những lưu ý khi chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp nào không
được phép chuyển đổi?
●
Doanh nghiệp tư nhân không được chuyển thành công ty cổ
phần
●
Công ty TNHH một thành viên không được chuyển thành công ty cổ
phần
●
Công ty chỉ có duy nhất hai thành viên không được chuyển lên công
ty cổ phần
●
Công ty có điều kiện
chuyển sang loại hình khác phải chứng minh lại điều kiện đó
●
Việc chuyển đổi loại hình chỉ được thực hiện từ DNTN lên TNHH, từ
TNHH lên công ty cổ phần, DNTN không thể chuyển đổi trực tiếp lên công ty cổ
phần.
Những việc cần làm khi thay đổi loại
hình doanh nghiệp
●
Chuẩn bị hồ sơ để
chuyển đổi doanh nghiệp;
●
Tạm ngừng xuất hóa đơn để phục vụ việc tiến hành chuyển đổi loại
hình;
●
Chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế sau khi chuyển đổi loại hình công
ty;
●
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
●
Thay đổi con dấu.
Điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 196 Luật
doanh nghiệp 2014 thì ĐIỀU KIỆN chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành
công ty cổ phần:
●
Khi thực hiện chuyển đổi công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty
với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành
việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 197 Luật
doanh nghiệp 2014 thì điều kiện chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên:
●
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng
cổ phần, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại Cơ quan đăng ký kinh doanh
nơi đã đăng ký. Công ty chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp
pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của công ty được
chuyển đổi.
Theo quy định tại Điều 198 Luật
doanh nghiệp 2014 thì điều kiện chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
●
Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh
doanh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn
07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan
đăng ký kinh doanh thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy
định.
Theo Điều 199 Luật doanh nghiệp 2014
quy định doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu
hạn theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đủ các điều kiện sau đây:
●
Có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28
của Luật này;
●
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty
(đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp
chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
●
Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá
nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán
của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
●
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên
của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi
tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
● Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký chuyển đổi doanh nghiệp
Pháp luật doanh nghiệp quy định cụ
thể trình tự thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp
thì khi chuyển đổi loại hình các doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi và
thực hiện các thủ tục đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt
trụ sở.
Theo khoản 3 Điều 25 Nghị định
78/2015/NĐ -CP quy định hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần có các
“văn bản” sau đây:
●
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
●
Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi;
●
Điều lệ công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ
phần);
●
Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên và công ty cổ phần);
●
Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư;
●
Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư mới: giấy chứng
minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác còn hiệu lực;
●
Đối với nhà đầu tư là pháp nhân thì cần có: bản sao hợp lệ quyết
định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương
đương khác.
Dịch vụ Luật sư tư vấn chuyển đổi
doanh nghiệp
Với sự am hiểu sâu sắc pháp luật và
kinh nghiệm trong việc xử lý vụ việc thực tế, Luật sư sẽ giúp bạn giải quyết
vấn đề chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Luật
sư sẽ thực hiện các công việc như sau:
●
Tư vấn pháp luật về việc chuyển đổi doanh nghiệp;
●
Tư vấn loại hình doanh nghiệp nào được chuyển đổi và loại hình nào
không được chuyển đổi;
●
Tư vấn thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp;
● Tư vấn soạn hồ sơ thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp thông tin tư vấn về thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp. Nếu như bạn còn thắc mắc về thủ tục thực hiện hay muốn sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét