Chuyển đến nội dung chính

Tổ Chức Tôn Giáo Có Được Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Hay Không?

Quy định của Luật Đất đai 2013 về đất của cơ sở tôn giáo: Luật quy định tại khoản 4, Điều 5, Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất gồm có nhiều đối tượng, trong đó cơ sở tôn giáo là chủ thể sử dụng đất. Qua đó, cơ sở tôn giáo được xác định là một trong những người được sử dụng đất. Và người đứng đầu cơ sở tôn giáo chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo (theo khoản 4, Điều 7, Luật Đất đai 2013).

         Đất xây dựng chùa được cấp sổ đỏ
           Theo quy định tại Điều 159, Luật Đất đai 2013 quy định về đất cơ sở tôn giáo gồm “đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động”. Đất của cơ sở tôn giáo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp (tại điểm g, khoản 4, Điều 10,  Luật Đất đai 2013) và cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp khi Nhà nước giao đất không phải trả tiền sử dụng đất (tại khoản 5, Điều 54, Luật Đất đai 2013).


Đất của cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng hình thành từ 3 nguồn gốc sau:
Một là, hình thành thông qua việc Nhà nước giao quyền sử dụng đất.
Hai là, hình thành thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.Theo Luật Đất đai 2013, “Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định” (điểm i, khoản 1, điều 169).
Ba là, hình thành thông qua kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai; quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân (TAND); quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án.
Cơ sở tôn giáo có quyền chung như quyền của người sử dụng đất, gồm: được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (Khoản 1 điều 181 và Khoản 1 điều 166 Luật đất đai 2013).
Tại khoản 4, Điều 102, Luật Đất đai 2013 quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất: “Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:
Được Nhà nước cho phép hoạt động;
Không có tranh chấp;
Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01/7/2004.
So với Luật đất đai 2003 thì Luật Đất đai 2013 bỏ 2 điều kiện là:
Có văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo.
Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo
Và bổ sung thêm điều kiện “không tranh chấp”.
Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 1/7/2004) thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân.
Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014 ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng được quy định như sau:
Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa..., Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo UBND cấp tỉnh theo các nội dung sau đây: Tổng diện tích đất đang sử dụng; diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc (Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao; nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho; mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tự tạo lập; nguồn gốc khác; diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê; diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm).
Về phía UBND cấp tỉnh nơi có đất phải tiến hành kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định sau đây:
Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết, nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế.
Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15/10/ 1993 đến trước ngày 1/7/2004 thì giải quyết như đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định của pháp luật đất đai.
Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì UBND cấp tỉnh giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.
Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã xử lý theo quy định nêu trên nếu có đủ điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều 102 của Luật Đất đai thì cơ sở tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài.
Đối với quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khoản 1, Điều 105, Luật Đất đai 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ sở tôn giáo. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo điểm h, điểm i Điều 5 Thông tư 23/2014, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo ghi tên cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo so với Luật Đất đai 2003 thì Luật Đất đai 2013 (và các văn bản hướng dẫn) quy định rõ ràng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo phải ghi rõ tên chủ thể sử dụng (điều này khắc phục được bất cập của Luật Đất đai 2003 vì Luật Đất đai 2003 quy định không rõ ràng phải ghi chủ thể sử dụng đất của cơ sở tôn giáo nên khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các cấp chính quyền địa phương thường ghi tên người đứng đầu của cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng; do đó, khi những người đứng đầu cơ sở tôn giáo được tổ chức tôn giáo chuyển đến cơ sở khác, hoặc bị chết thì sẽ rất khó khăn cho các cơ sở tôn giáo trong việc làm thủ tục sửa chữa, tu bổ, xây dựng thêm cơ sở thờ tự).

 Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ