Chuyển đến nội dung chính

Các trường hợp được miễn án phí khi khởi kiện dân sự

    Các trường hợp được miễn án phí khi khởi kiện dân sự được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Khi khởi kiện dân sự, đương sự phải chịu án phí đối với yêu cầu không được Tòa án chấp nhận hoặc bị đơn phải chịu án phí đối với các yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận, tuy nhiên có các trường hợp đương sự được miễn án phí thì không có nghĩa vụ nộp án phí. Sau đây Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ cung cấp nội dung về vấn đề trên.

Miễn án phí dân sự khi khởi kiện

Các trường hợp được miễn án phí khi khởi kiện dân sự

Nghĩa vụ nộp án phí dân sự

Căn cứ quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm như sau:

  • Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với những yêu cầu không được tòa án chấp nhận của mình. 
  • Bị đơn phải chịu án phí đối với những yêu cầu được Tòa án chấp nhận của nguyên đơn.
  • Nguyên đơn phải chịu án phí đối với những yêu cầu phản tố được Tòa án chấp nhận của bị đơn
  • Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.
  • Trường hợp đối tượng tranh chấp là tài sản chung nhưng các đương sự không xác định được phần tài sản của mình trong tài sản chung này thì mỗi đương sự sẽ phải chịu án phí tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong phiên hòa giải trước khi mở phiên tòa thì các đương sự sẽ phải chịu 50% án phí đối với phần yêu cầu của mình hoặc 50% án phí tương ứng với giá trị phần tài sản mà mình được hưởng không xác định được trong phần tài sản chung.
  • Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn sẽ phải chịu án phí dù Tòa án chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% án phí.
  • Trường hợp vụ án có đương sự được miễn án phí thì các đương sự khác vẫn phải chịu án phí đối với phần án phí mà mình có nghĩa vụ phải nộp.
  •  Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết.
  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa thì các đương sự vẫn phải chịu án phí theo quy định của pháp luật, còn trường hợp thỏa thuận được với nhau tại phiên tòa theo thủ tục rút gọn thì các đương sự sẽ phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
  • Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

    Căn cứ quy định tại Điều 148 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm như sau:

  • Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu Tòa án xét xử phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo
  • Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm cho các đương sự theo quy định pháp luật.
  • trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm, nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
  • Đương sự rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm phải chịu 50% án phí phúc thẩm. Đương sự rút đơn kháng cáo tại phiên tòa xét xử phúc thẩm phải chịu toàn bộ án phí phúc thẩm.
  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí phúc thẩm. Về án phí sơ thẩm, trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau thì các đương sự chịu án phí theo như thỏa thuận, trường hợp các đương sự không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xác định lại án phí dân sự theo như nội dung thỏa thuận về việc giải quyết vụ án của các đương sự.
  • Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu 50% mức án phí dân sự phúc thẩm.
  • Trong vụ án có người được miễn nộp án phí dân sự phúc thẩm thì những người khác vẫn phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Các trường hợp được miễn án phí dân sự

Theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về các trường hợp sau đây được miễn nộp án phí Tòa án:

  • Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
  • Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
  • Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
  • Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.

Nghĩa vụ nộp án phí dân sự khi khởi kiện

Mẫu đơn đề nghị miễn án phí dân sự

>>> Tải về: Mẫu đơn đề nghị miễn án phí dân sự

Trường hợp được miễn nộp án phí, lệ phí

Trình tự thủ tục đề nghị miễn án phí dân sự

Thẩm quyền miễn án phí

Theo quy định tại Điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về thẩm quyền miễn án phí dân sự như sau:

  • Trước khi thụ lý vụ án thì Thẩm phán được Chánh án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn án phí dân sự sơ thẩm
  • Sau khi thụ lý vụ án thì Thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn án phí dân sự của bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
  • Thẩm phán được Chánh án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn án phí dân sự phúc thẩm
  • Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn án phí dân sự cho đương sự có yêu cầu.
  • Tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Hội đồng xét xử có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn án phí dân sự cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.

Trình tự, thủ tục

CSPL: Điều 14, Khoản 5 Điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Trình tự thủ tục đề nghị miễn án phí dân sự như sau:

Bước 1: Người đề nghị nộp hồ sơ đề nghị miễn án phí dân sự đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bao gồm đơn đề nghị kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn án phí dân sự. Đơn đề nghị phải có các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
  • Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn án phí thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản về việc miễn hoặc không miễn án phí. Trường hợp không miễn án phí thì phải nêu rõ lý do.

        Như vậy, khi khởi kiện vụ án dân sự thì các đương sự sẽ phải chịu án phí tùy theo trường hợp yêu cầu của mình được Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Bài viết cũng đã phần nào cung cấp được các nội dung về nghĩa vụ chịu án phí dân sự của các đương sự cũng như các trường hợp được miễn án phí dân sự. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.63.63.87 hoặc email chuyentuvanluat@gmail.com để Ths - Luật sư Phan Mạnh Thăng tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO ?

Điều khoản bảo hiểm hay là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro hàng hải gây nên. Khi đối tượng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong đó gây nên mới được bồi thường. Nước Anh là nước xây dựng luật bảo hiểm hàng hải sớm nhất (1906 - MIA). Trong bảo hiểm hàng hóa đường biển có các bộ điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn ban hàng như ICC 1963, ICC 1982 hay mới nhất là ICC 2009. Các bộ Điều khoản bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Dựa trên cơ sở luật này mà Việt Nam xây dựng các điều kiện bảo hiểm cơ bản gồm: QTC 1965, QTC 1990 do Bộ tài chính ban hành. Sau có QTC 1995, QTC 1998 do Bảo Việt ban hành, hay Petrolimex ban hành QTC 1998 PJCO. Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hàng phải mua bảo hiểm theo một trong ba điều kiện bảo hiểm gốc là A, B hoặc C. Ngoài ra, tùy theo hà

Milo Và Ovaltine – Cuộc Chiến Pháp Lý Về Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ 2 pano quảng cáo ngoài trời của 2 thương hiệu đồ uống với nội dung đối lập nhau. Trong khi thương hiệu Nestle Milo đặt slogan “Nhà vô địch làm từ Milo” với tôn màu chủ đạo là xanh lá cây thì bên kia đường thương hiệu sữa Ovaltine với tấm biển quảng cáo màu đỏ có in hình 2 mẹ con chỉ tay sang phía “đối thủ” kèm theo dòng chữ ”Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”. Vấn đề này rốt cuộc là sao? Mời các bạn theo dõi bài viết. Tìm hiểu cuộc chiến pháp lý giữa hai thương hiệu đồ uống Cạnh tranh quảng cáo Milo Và Ovaltine có lành mạnh không? Nestle Việt Nam đã có công văn gửi Cục Văn hóa cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương để đề nghị xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm luật quảng cáo. Đối tượng mà Nestle “tố” là Công ty Frieslandcampina, đơn vị sở hữu thương hiệu Ovaltine và đang thực hiện chiến dịch truyền thông cho Ovaltine. Với nội dung công văn phía Nestle ghi rõ là Ovalti

Người thân tự ý mang xe đi cầm đồ thì có bị xử tội không

Người thân tự ý mang xe đi cầm đồ thì có bị xử tội không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bởi nếu họ vay mượn tài sản của mình trong thời hạn nhất định nhưng sau đó lại mang đi cầm cố ? Vậy phải làm gì để đòi lại được tài sản từ người thân, bài viết dưới đây sẽ làm rõ cho quý bạn đọc. Cầm cố tài sản trái pháp luật Quy định pháp luật về cầm cố tài sản Nội dung Điều 309 BLDS quy định: Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Quan hệ cầm cố tài sản có những đặc điểm pháp lý như sau: ●                 Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. ●                   Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. ●                   Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển của quan hệ cầm cố man