Tình trạng giáo viên đánh học sinh không còn xa lạ gì với chúng ta. Nhiều bậc phụ huynh khi gửi con cho giáo viên với mục đích dạy dỗ con mình nên người. Thậm chí nhiều bậc phụ huynh còn đề nghị giáo viên có thể răn đe, dạy con mình nếu nó hư, không ngoan ngoãn học tập.Tuy nhiên với mức độ nào thì giáo viên có thể răn đe, dạy bảo học sinh và ở mức độ nào là phù hợp, là đúng để không làm tổn hại đến sức khỏe cũng như tâm lý của học sinh.
Thứ nhất, ngày 19/11, vì hành vi nói tục ngoài sân trường, cháu H.L.N học sinh lớp 6.2 trường THCS xã Duy Ninh bị cô giáo chủ nhiệm yêu cầu các bạn trong lớp tát vào mặt liên tiếp mỗi người 10 cái. Tổng cộng số cái tát mà N nhận là 231 cái khiến cháu N phải nhập viện với tình trạng 2 má thâm đen, sung tấy, khó nhai nuốt.
Thứ hai, ngày 3/12/2018, do nói chuyện trong lớp, nên em P. học sinh lớp 2A5 đã bị cô giáo chủ nhiệm yêu cầu một bạn khác trong lớp tát 50 cái vào mặt. Em P. bị tát 20 cái, sau đó do em khóc to nên bạn kia đã dừng lại. Về đến nhà, tinh thần em P. vô cùng sợ hãi và không muốn đi học nữa.
Theo Mục III thông tư 08/TT/1988 thì các hình thức kỷ luật đối với học sinh vi phạm bao gồm: khiển trách trước lớp, khiển trách trước Hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học một tuần lễ, đuổi học một năm. Tùy theo mức độ vi phạm mà nhà trường, giáo viên có thể áp dụng các hình thức kỷ luật phù hợp.
Ngoài những hình thức xử phạt thì nhà trường, giáo viên nên chủ động tổ chức các buổi sinh hoạt, dã ngoại, thông tin cho các em những kiến thức giáo dục, cách ứng xử giao tiếp giữa người với người. Tạo cho các em có một nên tảng kiến thức cùng với những kỹ năng sống tốt hơn.
Thứ hai, ngoài bị phạt tiền, với tư cách là viên chức thì hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp được quy định tại Khoản 5 Điều 19 Luật Viên chức 2010 còn bị xử lý kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc tùy theo tính chất, mức độ hành vi thực hiện.
Thứ ba, hành vi đánh đập, ngược đãi học sinh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù.
Mỗi trường học sẽ có những quy định, quy chế riêng về các hình thức xử phạt học sinh vi phạm. Do đó, chúng ta hãy xử lý học sinh theo những nguyên tắc đó, hạn chế tối đa và tránh trừng phạt khắc nghiệt hoặc xúc phạm đến thân thể nhân phẩm học sinh. Hãy tạo một môi trường học tập lành mạnh và không bạo lực.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Các vụ giáo viên đánh học sinh xảy gần đây diễn ra như thế nào?
Gần đây nhiều vụ giáo viên đánh học sinh được báo chí công khai trên các trang mạng xã hội rất nhiều. Cụ thể một số vụ đáng chú ý sau:Thứ nhất, ngày 19/11, vì hành vi nói tục ngoài sân trường, cháu H.L.N học sinh lớp 6.2 trường THCS xã Duy Ninh bị cô giáo chủ nhiệm yêu cầu các bạn trong lớp tát vào mặt liên tiếp mỗi người 10 cái. Tổng cộng số cái tát mà N nhận là 231 cái khiến cháu N phải nhập viện với tình trạng 2 má thâm đen, sung tấy, khó nhai nuốt.
Thứ hai, ngày 3/12/2018, do nói chuyện trong lớp, nên em P. học sinh lớp 2A5 đã bị cô giáo chủ nhiệm yêu cầu một bạn khác trong lớp tát 50 cái vào mặt. Em P. bị tát 20 cái, sau đó do em khóc to nên bạn kia đã dừng lại. Về đến nhà, tinh thần em P. vô cùng sợ hãi và không muốn đi học nữa.
Học sinh vi phạm thì chịu những hình thức xử phạt nào?
Việc trừng phạt các học sinh vi phạm kỷ luật nề nếp nhà trường bằng các hình thức phạt thân thể như đánh, véo, kéo tai, quỳ,… hoặc trừng phạt tinh thần như la mắng, hạ nhục, làm xấu hổ, bỏ rơi,… có thể gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm học sinh mất đi sự tự tin, căm gét trường học, giảm ý thức kỷ luật, khiến các em luôn có thái độ thù địch. Vậy chúng ta cần những hình thức xử phạt phù hợp đối với học sinh vi phạm để giúp các em đi lên trong thái độ và cả việc học.Theo Mục III thông tư 08/TT/1988 thì các hình thức kỷ luật đối với học sinh vi phạm bao gồm: khiển trách trước lớp, khiển trách trước Hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học một tuần lễ, đuổi học một năm. Tùy theo mức độ vi phạm mà nhà trường, giáo viên có thể áp dụng các hình thức kỷ luật phù hợp.
Ngoài những hình thức xử phạt thì nhà trường, giáo viên nên chủ động tổ chức các buổi sinh hoạt, dã ngoại, thông tin cho các em những kiến thức giáo dục, cách ứng xử giao tiếp giữa người với người. Tạo cho các em có một nên tảng kiến thức cùng với những kỹ năng sống tốt hơn.
Giáo viên đánh học sinh thì bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Thứ nhất, theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP thì giáo viên có hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra giáo viên đó còn bị đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng.Thứ hai, ngoài bị phạt tiền, với tư cách là viên chức thì hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp được quy định tại Khoản 5 Điều 19 Luật Viên chức 2010 còn bị xử lý kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc tùy theo tính chất, mức độ hành vi thực hiện.
Thứ ba, hành vi đánh đập, ngược đãi học sinh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù.
Mỗi trường học sẽ có những quy định, quy chế riêng về các hình thức xử phạt học sinh vi phạm. Do đó, chúng ta hãy xử lý học sinh theo những nguyên tắc đó, hạn chế tối đa và tránh trừng phạt khắc nghiệt hoặc xúc phạm đến thân thể nhân phẩm học sinh. Hãy tạo một môi trường học tập lành mạnh và không bạo lực.
Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét