Luật thừa kế tài sản không có di chúc được hiểu là nếu người chết có di chúc thì tài sản sẽ được chia theo di chúc; nếu không có hoặc di chúc không hợp pháp thì tài sản của người mất sẽ được chia theo pháp luật. Hiện nay, việc thừa kế tài sản không có di chúc diễn ra rất phổ biến và ngày càng nhiều, dưới đây là bài viết về luật thừa kế tài sản không có di chúc của chuyentuvanphapluat.com giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về thừa kế.
Từ quy định trên, có thế hiểu khi người thừa kế tài sản không có di chúc do người chết để lại thì sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Để phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế sẽ ra văn phòng công chứng nơi có bất động sản làm thủ tục phân chia di sản. Theo Điều 57 Luật công chứng 2014, quy định cụ thể như sau:
Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Để tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế, một số giấy tờ cần có trong hồ sơ như sau:
Cụ thể theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Trên đây là nội dung “ luật thừa kế tài sản không có di chúc”. Trường hợp trong nội dung hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Thừa kế tài sản không có di chúc được pháp luật quy định như thế nào?
Công dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc;Từ quy định trên, có thế hiểu khi người thừa kế tài sản không có di chúc do người chết để lại thì sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Phân chia tài sản thừa kế khi không có di chúc được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản không được định đoạt trong di chúc. Vì vậy, khi thừa kế tài sản mà không có di chúc thì sẽ được áp dụng nguyên tắc thừa kế theo pháp luật.Để phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế sẽ ra văn phòng công chứng nơi có bất động sản làm thủ tục phân chia di sản. Theo Điều 57 Luật công chứng 2014, quy định cụ thể như sau:
Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Để tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế, một số giấy tờ cần có trong hồ sơ như sau:
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa những người đồng thừa kế
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ),quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của người những người được thừa thừa kế;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của những người được thừa kế theo pháp luật với người chết (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…).
Chồng chết không để lại di chúc thì vợ chia tài sản như thế nào?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi. Vợ một nữa, chồng một nữa. Do chồng chết không để lại di chúc nên tài sản của chồng sẽ được chia theo pháp luật thừa kế.Cụ thể theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trên đây là nội dung “ luật thừa kế tài sản không có di chúc”. Trường hợp trong nội dung hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét