Tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức đang xảy ra ngày càng nhiều. Việc giải quyết vấn đề này vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn cho những cá nhân, tổ chức đang rơi vào tình huống này.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Bước 1. Hòa giải tranh chấp.
Khi có tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức thì theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, nếu các bên không tự hòa giải được hoặc hòa giải cơ sở không thành thì gửi đơn đến UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Bước 2. Đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành.
Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Như vậy, khi có tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức xảy ra thì bạn có thể tiến hành giải quyết theo thủ tục đã được tư vấn như trên. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật đất đai để được tư vấn miễn phí và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức là gì?
Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai bên là cá nhân và tổ chức. Tổ chức này có thể là các doanh nghiệp, công ty, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các tổ chức khác có quyền liên quan đến đất đang tranh chấp với cá nhân. Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức có cần phải qua hòa giải không? Nếu hòa giải không thành thì thủ tục tiếp theo là gì?Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức có cần phải hòa giải không?
Nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp đất đai giữa cá nhân ở cấp xã hay một tổ chức nào đó tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức được giải quyết theo trình tự,thủ tục nào?
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức được điều chỉnh bởi Luật đất đai 2013; Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai; Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai 2013 và Luật tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:Bước 1. Hòa giải tranh chấp.
Khi có tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức thì theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, nếu các bên không tự hòa giải được hoặc hòa giải cơ sở không thành thì gửi đơn đến UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Bước 2. Đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức.
Việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân và tổ chức tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành.
Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Như vậy, khi có tranh chấp đất đai giữa cá nhân với tổ chức xảy ra thì bạn có thể tiến hành giải quyết theo thủ tục đã được tư vấn như trên. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật đất đai để được tư vấn miễn phí và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi.
Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét