Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2017

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HÔN NHÂN

     1. Ly hôn       Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 (Luật HNGĐ 2014), ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. 1.1.   Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn            T heo Điều 51 Luật HNGĐ 2014, về nguyên tắc, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn . Tuy nhiên, trong trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác của họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Ngoài ra, pháp luật hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.            Việc thụ lý đơn và hòa giải tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong trường h

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TRONG NƯỚC

1       1.    Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền hoặc không đăng ký kết hôn Thứ nhất , đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền;             Căn cứ Điều 13 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 (HNGĐ 2014), trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.             Trong trường hợp việc kết hôn được đăng ký tại cơ quan không đúng thẩm quyền mà một trong hai bên hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) thì căn cứ Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Việ

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (PHẦN CUỐI)

6.3.   Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng a.  Sửa đổi hợp đồng Căn cứ Điều 421 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), sửa đổi hợp đồng quy định như sau: Thứ nhất, các bên thỏa thuận sửa đổi hợp đồng;  Thứ hai, hợp đồng có thể được sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định tại Điều 420 BLDS 2015 ; Thứ ba, hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu. b.  Chấm dứt hợp đồng Căn cứ Điều 422 BLDS 2015, hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau: "1. Hợp đồng đã được hoàn thành; 2. Theo thỏa thuận của các bên; 3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; 4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; 5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn; 6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này; 7. Trường hợp khác do luật quy định."

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ (PHẦN 3)

6.2. Thực hiện hợp đồng Thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự tương ứng của bên kia. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự, các bên phải tuân theo các nguyên tắc như thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên nhưng không được xâm phạm đến công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác. Nội dung thực hiện     Khi thực hiện hợp đồng dân sự ngoài việc tuân thủ các quy tắc đã được quy định thì việc thực hiện hợp đồng còn phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định đối với từng loại hợp đồng cụ thể như sau: Thứ nhất, đối với hợp đồng đơn vụ, căn cứ Điều 409 BLDS 2015, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý. Thứ hai, đối với hợp đồn