Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN (PHẦN 1)

Biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt.
Biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự bao gồm các biện pháp: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 47), Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Điều 48), Khôi phục lại tình trạng ban đầu; Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

1. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 47):
1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

Để triệt tiêu các biện pháp này, pháp nhân thương mại cần phải có các điều kiện sau:
-  Triệt tiêu yếu tố lỗi: khi lỗi của chủ sở hữu hợp pháp các vật hoặc tiền là “vô ý” để người phạm tội chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì không bị tịch thu.
-  Triệt tiêu thời điểm hoàn thành phạm tội: nếu chủ thể phạm tội chưa hoàn thành hành vi phạm tội của mình, chưa gây ra hậu quả hoặc gây ra hậu quả không lớn thiệt hại về vật chất.
-  Triệt tiêu phương tiện, công cụ phạm tội: nếu vật hoặc tiền chưa gây ra hậu quả lúc đó mà sau một thời gian hậu quả mới phát sinh do nhiều yếu tố khác; hoặc tại thời điểm phạm tội, công cụ phạm tội chính không phải là vật hoặc tiền.
-  Triệt tiêu phương pháp, thủ đoạn phạm tội: nếu chủ sở hữu hợp pháp dùng hình thức “ủy quyền” hoặc “cho” vật hoặc tiền để người phạm tội thực hiện hành vi thay mình nhưng thời điểm đó người phạm tội chưa thực hiện hành vi do chưa hình thành động cơ, mục đích phạm tội, sau một thời gian, chủ sở hữu không còn động cơ, mục đích phạm tội nữa mà người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.

-  Triệt tiêu mục đích phạm tội: khi chủ thể phạm tội không dùng vật hoặc tiền vào mục đích phạm tội; hoặc phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết.


Xem thêm các bài viết khác của chúng tôi tại: chuyentuvanphapluat.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét