3. Kiến
nghị - Giải pháp về việc áp dụng nội dung quy định của pháp luật:
a)
Đối với tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm
dò, khai thác tài nguyên:
Để tránh tình trạng bị khởi tố hình sự, pháp
nhân thương mại cần:
·
Điều kiện về chủ thể:
-
Một là, tẩu tán trách nhiệm này cho một cá nhân, tổ chức
khác mà đảm bảo yếu tố “không cấu kết”, “không che giấu”.
-
Hai là, triệt tiêu tư cách chủ thể: thành lập một tổ
chức dự phòng không phải là pháp nhân thương mại.
-
Ba là, triệt
tiêu tư cách pháp nhân: việc thực hiện hành vi phạm tội vì không nhận thức được
hành vi của mình là phạm tội, không ngăn chặn kịp thời và hậu quả vẫn xảy xa
không như mong muốn.
·
Điều kiện về khách
thể:
Chỉ duy nhất một yếu tố trong khách thể có thể triệt tiêu được dấu hiệu
hình sự, đó chính là đối tượng tác động của các quan hệ xã hội:
Một là, phải đảm bảo đúng tiêu chí về khái niệm của vật thể thì mới có thể khởi tố hình sự được. Trong đó, đối tượng
của tội phạm này chỉ bao gồm các tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy,
vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam;
các loại khoáng sản; tài nguyên dầu khí.
Khoáng sản: theo
khoản 1 Điều 1 Luật khoáng sản 2010:
“Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại
trong lòng đất, trên mặt đất,
bao gồm cả khoáng vật,
khoáng chất ở bãi
thải của mỏ.”
Tài nguyên biển và
hải đảo: khoản 1 Điều 3 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo: “Tài nguyên biển và hải đảo bao
gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy
biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc
chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền
chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.”
Tài nguyên đất: bao gồm đất đai là
nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất
nông, lâm nghiệp.
Tài nguyên dầu khí: theo khoản 1 Điều
1 Luật dầu khí sửa đổi 2008 thì tài nguyên dầu khí bao gồm: “dầu thô, khí thiên
nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự
nhiên, kể cả khí than, sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon
nhưng không bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể
chiết xuất được dầu.”
Hai là, phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn về định mức:
- Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên.
·
Điều kiện về mặt khách
quan:
Một là, phải đảm bảo đúng khái niệm về mặt hành vi thì mới khởi tố được.
Các hành vi của tội này là nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất
liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và
vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung của
giấy phép.
-
Hành vi vi phạm quy
định của pháp luật về nghiên cứu tài nguyên: hành vi thu thập dữ liệu của
tài nguyên hoặc khoáng sản, phân tích các thông tin dữ liệu vừa thu thập được
nhằm đánh giá được tiềm năng của tài nguyên và loại khoáng sản đó trên cơ sở
trái với các quy định của pháp luật.
-
Hành vi vi phạm quy
định của pháp luật về thăm dò tài nguyên: nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm
cấu trúc nội bộ, hình dạng, độ sâu, các tính chất vật lý khác của tài nguyên hoặc
khoáng sản trên cơ sở trái với các quy định của pháp luật.
-
Hành vi vi phạm quy
định của pháp luật về khai thác tài nguyên: sau một quá trình nghiên cứu
và thăm dò thì tài nguyên và khoáng sản đó được khai thác một cách trái phép nhằm
thu lợi bất chính cho bản thân.
Hai là, hành vi này đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Ba là, hành vi phạm tội này chỉ khi gây ra hậu quả nghiêm trọng mới là yếu
tố bắt buộc để cấu thành tội. Theo đó, hậu quả gây ra là:
- Thiệt hại vật chất:
§ Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60%.
§ Gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người
là 61% trở lên.
§ Gây thương tích hoặc
gây tổn hại sức khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31%
trở lên.
§ Làm chết người.
- Thiệt hại phi vật chất: gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách
pháp luật của Nhà nước về quản lý hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Bốn là, hành vi tác động là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Nếu
chủ thể phạm tội thực hiện đúng hành vi mà không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
như phân tích ở trên thì không bị khởi tố hình sự.
Năm là, triệt tiêu yếu tố phương pháp, thủ đoạn phạm tội: nếu chủ thể phạm
tội chỉ nhằm khai thác một phần tài nguyên, khoáng sản.
Sáu là, triệt tiêu được thời điểm tội phạm hoàn thành: khi chủ thể phạm
tội chưa hoàn thành nghiên cứu, thăm dò tài nguyên, khoáng sản hoặc chưa khai
thác được.
·
Điều kiện về mặt chủ
quan:
Lỗi của hành vi này là lỗi cố ý, động cơ và mục đích là nhằm thu lợi bất
hợp pháp. Tuy nhiên có thể tẩu tán trách nhiệm này bằng cách:
-
Hậu quả do hành vi này gây ra không ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe, đời sống của con người, chế độ quản lý khai thác tài nguyên
của nhà nước ta, hoặc gây ra thiệt hại về vật chất không lớn cho con người
(không có hoặc tổn thương cơ thể với tỷ lệ thấp).
-
Động cơ của hành vi phạm tội này không nhằm mục đích
không thu lợi nhuận bất chính hoặc thu lợi nhuận bất chính dưới 100.000.000 đồng.
Nhận xét
Đăng nhận xét