Làm gì khi thời hiệu khởi kiện đã hết là vấn đề mà nhiều người luôn thắc mắc khi xảy ra tranh chấp. Nếu gặp phải vấn đề này, trước tiên các bạn hãy kiểm tra tranh chấp của mình có tính thời gian vào thời hiệu khởi kiện hoặc có rơi vào trường hợp khôi phục thời hiệu khởi kiện hay không. Vì trên thực tế cũng có trường hợp vụ án được giải quyết khi hết thời hiệu khởi kiện. Sau đây Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung chi tiết về vấn đề trên.
Thời hiệu khởi kiện đã hết cần làm gì? |
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là gì?
Hậu quả pháp lý khi hết thời hiệu khởi kiện là gì?
"Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ".
Hệ quả pháp lý khi hết thời hiệu khởi kiện |
Cần làm gì khi đã hết thời hiệu khởi kiện
Trường hợp không tính thời gian vào thời hiệu khởi kiện ?
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây: người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Ngoài ra, các tranh chấp theo Điều 155 bộ luật Dân sự 2015 sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện:
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
- Trường hợp khác do luật quy định.
Như
vậy, khi có tranh chấp xảy ra thì đầu tiên bạn hãy kiểm tra xem tranh chấp của bạn có rơi vào trường hợp
không áp dụng thời hiệu theo Điều 155 không. Nếu không rơi vào các
trường hợp ở Điều 155 thì tiếp theo hãy kiểm tra xem có sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan nào xảy ra trong
thời gian tính thời hiệu của tranh chấp theo Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 không. Nếu có thì khoảng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng
hoặc trở ngại khách quan sẽ không được tính vào thời hiệu của tranh chấp, do đó
thời hiệu của tranh chấp sẽ được cộng thêm một khoảng thời gian bằng với khoảng
thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Nếu không thì
các bạn hãy tiếp tục theo dõi những phần sau đây của chúng tôi.
Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện |
Trường hợp lấy lại thời hiệu khởi kiện
Căn cứ Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại như sau:- Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
- Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
- Các bên đã tự hòa giải với nhau.
Điều hướng quan hệ tranh chấp để đảm bảo quyền khởi kiện
Ngoài ra, các bạn có thể khởi kiện vụ án theo cách điều hướng tranh chấp về quan hệ thuộc diện không áp dụng thời hiệu hoặc xác định quan hệ tranh chấp với người được xác định sẽ bị kiện.
Vì cả hai ví dụ trên đều hướng tới tranh chấp yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu theo Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 nên sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Vụ án có được thụ lý khi hết thời hiệu khởi kiện không?
Hết thời hiệu khởi kiện không nằm trong các trường hợp trả
lại đơn khởi kiện của Tòa án quy định ở Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Bên cạnh đó, luật cũng không quy định về vấn đề
trên mà chỉ quy định Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện khi có yêu cầu của
một hoặc các bên theo Khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Do đó, nếu
không có yêu cầu của một hoặc các bên thì Tòa án không thể trả đơn với lý do
hết thời hiệu khởi kiện được. Từ các quy định trên, các bạn có thể hiểu vụ án vẫn có
thể được thụ lý khi hết thời hiệu khởi kiện.
Như vậy, khi phát hiện tranh chấp có dấu hiệu hết thời hiệu khởi kiện thì bạn nên kiểm tra xem trường hợp của mình có rơi vào các trường không tính thời gian vào thời hiệu hay không áp dụng thời hiệu hay không, trường hợp xác định được tranh chấp đã hết thời hiệu khởi kiện thì bạn nên điều hướng sang các tranh chấp vẫn còn thời hiệu hoặc không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.63.63.87 hoặc email chuyentuvanluat@gmail.com để Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét