Chuyển đến nội dung chính

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỞ HỮU KHI DOANH NGHIỆP PHÁ SẢN

Doanh nghiệp phá sản  là vấn đề mà các doanh nghiệp không mong muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh. Vậy chủ sở hữu có trách nhiệm như thế nào, khi phá sản sẽ phát sinh các vấn đề trách nhiệm của công ty đối với các khoản nợ và xử lý tài sản đối với trường hợp các khoản nợ có tài sản bảo đảm cũng như các khoản nợ không có tài sản bảo đảm như thế nào bài viết dưới đây sẽ giải đáp các vấn đề trên. 

Doanh nghiệp phá sản

Doanh nghiệp tuyên bố phá sản khi nào 

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 thì doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi thỏa mãn 2 điều kiện sau:  

Mất  khả năng thanh toán 

Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;

Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

Ai chịu trách nhiệm chính trong việc doanh nghiệp bị giải thể 

Căn cứ khoản 2 Điều 2014 Luật Doanh nghiệp năm 2014; khoản 2 Điều 210 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì chủ thể chiu trách nhiệm trong việc doanh nghiệp bị giải thể là: Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp trong việc giải thể doanh nghiệp 

Thứ nhất, căn cứ khoản 2 Điều 204 Luật doanh nghiệp 2014; khoản 2 Điều 210 Luật Doanh nghiệp năm 2020, chủ doanh nghiệp. Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.;

Thứ hai, căn cứ vào Khoản 1 Điều 41 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP thì chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp giải thể;

Thứ ba, đối với doanh nghiệp giải thể trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án, cá nhân người quản lý công ty có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các trình tự, thủ tục giải thể theo quy định tại Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2014.


Thực hiện các nghĩa vụ khi doanh nghiệp phá sản

Thanh toán nợ và các nghĩa vụ cần thực hiện khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản 

Đối với khoản nợ có đảm bảo

Khoản nợ có đảm bảo sẽ được ưu tiên thanh lý trước bằng tài sản bảo đảm có trong hợp đồng vay. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Phá sản năm 2014, Thẩm phán xem xét và xử lý như sau:

Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Phá sản năm 2014.

Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều Điều 53 Luật Phá sản năm 2014.

Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều Điều 53 Luật Phá sản năm 2014 được thực hiện như sau:

Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Qúa trình xử lý các khoản nợ

Đối với khoản nợ không đảm bảo 

Với khoản nợ không có đảm bảo thì khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì sẽ phải thực hiện phân chia tài sản theo thứ tự quy định tại điều 54 Luật Phá sản năm 2014, cụ thể:
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
Chi phí phá sản;
Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
Chủ doanh nghiệp tư nhân;
Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
Thành viên của Công ty hợp danh.
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Dịch vụ Tư vấn phá sản doanh nghiệp tại Long Phan PMT 

Trình tự, thủ tục phá sản 

Theo Luật Phá sản năm 2014 thủ tục phá sản gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
Bước 2: Tòa án xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn;
Bước 4: Mở thủ tục phá sản;
Bước 5: Triệu tập hội nghị chủ nợ;
Bước 6: Phụ hồi doanh nghiệp;
Bước 7: Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản;
Bước 8: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục phá sản

Tư vấn các trường hợp doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản;
Tư vấn, cách thức tiến hành họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể doanh nghiệp;
Tư vấn các thức ra quyết định về việc giải thể;
Tư vấn gửi thông báo giải thể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan: chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan, người lao động,…
Tư vấn, soạn thảo văn bản, đơn từ liên quan đến thủ tục phá sản;
Hoàn thiện hồ sơ liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp;
Tư vấn thủ tục thực hiện phá sản cho doanh nghiệp;
Đại diện cho doanh nghiệp trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền liên quan đến thủ tục phá sản.

Liên hệ tư vấn công ty Luật Long Phan PMT

Đội ngũ luật sư doanh nghiệp Công ty Luật Long Phan PMT rất mong được đồng hành cùng Quý khách hàng trong chặng đường kinh doanh, vui lòng liện hệ chúng tôi qua:
Tư vấn pháp luật qua EMAIL: pmt@luatlongphan.vn
Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
Tư vấn luật qua ZALO: 1900636387
Tư vấn pháp luật qua TỔNG ĐÀI ĐIỆN THOẠI 1900 63.63.87 (Luật sư trực tiếp giải đáp).
Tư vấn pháp luật trực tiếp tại TRỤC SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
Tại Văn Phòng Luật sư Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
Tại Văn Phòng Luật sư Quận 7: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
Trên đây là nội dung bài viết về vấn đề trách nhiệm của chủ sở hữu khi doanh nghiệp phá sản của chúng tôi. Trong trường hợp bạn đoc có thắc mắc, muốn hiểu thêm về trình tự thủ tục phá sản hay có nhu cầu tư vấn pháp luật doanh nghiệp vui lòng gọi ngay HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ. Xin cảm ơn.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xác định quan hệ trong tranh chấp đất đai

          Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai, việc bất đồng quan điểm, mâu thuẫn, xung đột ý kiến là điều khó tránh khỏi. Khi xảy ra mâu thuẫn về mặt lợi ích, xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai sẽ được gọi là tranh chấp đất đai. Quan hệ tranh chấp đất đai I. Những vấn đề lý luận liên quan đến tranh chấp đất đai 1. Khái niệm tranh chấp đất đai         Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là tài nguyên của quốc gia được nhà nước giao cho người dân để sử dụng, quản lý. Đất đai không thuộc sở hữu của các bên tranh chấp mà thuộc sở hữu toàn dân. Điều này đã được quy định tại Điều 53 Hiến pháp 2013 và quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”.         Trong quá trình tham gia quan hệ pháp luật đất đai không phải lúc nào các chủ thể cũng có

Thủ tục hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện

Tranh chấp đất đai vốn là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Đây cũng là  một trong những loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay. Khi phát sinh tranh chấp, hòa giải là phương án giải quyết ban đầu nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn. Việc hòa giải có thể do các bên tự thương lượng hoặc thông qua một bên trung gian thứ ba trước khi khởi kiện nếu buộc phải giải quyết tại một cơ quan tài phán trong một số trường hợp nhất định. Trong bài viết này, ThS - Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ chia sẻ cụ thể về vấn đề trên. Hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai Khái niệm Hòa giải là một trong các phương pháp giải quyết trong tranh chấp đất đai. Theo đó bên thứ ba sẽ đóng vai trò là trung gian giúp đỡ các bên tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp. Bằng cách thương lượng, thuyết phục cùng với thiện chí của các bên thì tranh chấp sẽ được giải quyết một cách ôn hòa. Đặc điểm         Hiện nay về hò

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý?

Lạm thu học phí đầu năm, cơ sở pháp lý nào để xử lý dành cho các bậc phụ huynh khi có dấu hiệu học phí đầu năm ngày càng tăng. Về các khoản học phí được phép thu đã được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp nhà trường thu học phí sai quy định pháp luật sẽ bị xử lý về hành vi lạm thu học phí. Việc này thường xảy ra do các bậc cha mẹ không nắm rõ quy định. Sau đây, Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng xin cung cấp nội dung về vấn đề trên. Hành vi lạm thu học phí đầu năm Các khoản thu nào nhà trường không được phép thu?           Theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT thì các khoản phụ phí đầu năm sẽ được thu qua Ban đại diện cha mẹ học sinh theo nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế các khoản phí này thường được Ban đại diện cha mẹ học sinh nhờ nhà trường thu hộ và được thu như phí bắt buộc.           Căn cứ khoản 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định những khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quyên góp là: Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện Bảo vệ