Quyền im lặng là một trong những quyền cơ bản của con người trong tố tụng hình sự. Quyền này được quy định từ rất lâu trong Bộ luật tố tụng hình sự của nhiều nước và có hiệu quả trong việc đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Lịch sử ra đời của quyền im lặng và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam qua bài viết dưới đây:
Ngoài ra, quyền im lặng còn có thể được sử dụng ngay trong quá trình tiến hành xét xử. Một bị cáo có thể từ chối trả lời câu hỏi chất vấn của công tố viên hoặc thẩm phán nếu cho rằng việc trả lời sẽ tự làm chứng chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội.
Khi nói về quyền im lặng, người ta thường nhắc đến “Miranda warning” bắt nguồn từ vụ Miranda. Quyền im lặng có thể hiểu “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa.” Trước án lệ Miranda, các Tòa án Hoa Kỳ thường đánh giá lời khai của nghi phạm được thu thập trong phòng thẩm vấn của cảnh sát dựa trên trình tự tố tụng công bằng nhưng án lệ Miranda 1966 đã chuyển trọng tâm của các tiêu chí đánh giá lời khai sang quyền im lặng.
Tháng 6/1963, Miranda ra tòa với tội danh cướp và hiếp dâm bị tuyên phạt 30 năm tù. Tháng 4/1965, Tòa án Tối cao Arizona tái khẳng định bản án sơ thẩm. Quyết định này thu hút sự chú ý của luật sư nổi tiếng Robert J.Cocoran, ông thừa biết cảnh sát dễ dàng có được lời nhận tội ngay từ ban đầu từ những nghi phạm không biết đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cocoran gọi điện cho John J.Flynn đề nghị nhận bào chữa vụ Miranda. Flynn đồng ý và nhờ John P.Frank giúp đỡ.
Sáng 28/2/1966 John Flynn có hai nhiệm vụ. Trước tiên, phải thuyết phục được 9 thẩm phán rút ra một kết luận rằng hầu hết công dân Mỹ đang ở trong tình thế bất lợi về pháp lý nếu họ bị cảnh sát truy xét. Thứ hai, John Flynn muốn các thẩm phán tập trung vào vấn đề công dân được cảnh báo vào lúc nào.
Bốn tháng sau, Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ Earl Warren viết trong phán quyết rằng một người bị bắt giữ trước khi bị thẩm vấn phải được thông báo rõ ràng rằng họ có quyền giữ im lặng và bất kỳ điều gì người đó nói ra sẽ được sử dụng để chống lại người đó trước tòa. Phán quyết cũng khẳng định rằng chỉ khi nghi phạm được thông báo rõ ràng và dứt khoát về quyền hiến định của họ trước khi thẩm vấn thì những lời khai của họ mới được chấp nhận.
Tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, lần đầu tiên quyền im lặng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được ghi nhận; Cụ thể, theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 58, điểm c khoản 2 điều 59, điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp có quyền trình bày lời khai, ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội
Có thể thấy, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự chủ trong việc khai báo; “trình bày lời khai” là quyền chứ không phải nghĩa vụ bắt buộc. Theo đó, họ có thể trình bày lời khai hoặc không. Việc không trình bày lời khai thể hiện ở việc im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền ép buộc người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp.
Như vậy, có thể hiểu rằng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoàn toàn có quyền im lặng. Việc họ không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những điều bất lợi cho bản thân sẽ không bị coi là tình tiết tăng nặng.
Quyền im lặng được quy định từ lâu trong Bộ luật tố tụng hình sự và đã được đảm bảo thực thi ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, … trong đó có cả Việt Nam. Trên đây là bài viết về Lịch sử ra đời của quyền im lặng và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Nếu có góp ý hay cần tư vấn thêm, quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Quyền im lặng là gì ?
Quyền im lặng là quyền hợp pháp được công nhận một cách rõ ràng hoặc theo quy ước, trong nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới. Quyền im lặng là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo trong một vụ án có quyền im lặng. Luật pháp công nhận quyền này căn bản phán xử dựa trên chứng cứ. Theo quyền này, một công dân được mặc định là vô tội cho đến khi các cơ quan pháp luật chứng minh được người đó có tội.Ngoài ra, quyền im lặng còn có thể được sử dụng ngay trong quá trình tiến hành xét xử. Một bị cáo có thể từ chối trả lời câu hỏi chất vấn của công tố viên hoặc thẩm phán nếu cho rằng việc trả lời sẽ tự làm chứng chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội.
Lịch sử ra đời của quyền im lặng
Mặc dù ban đầu xa lạ với hệ thống tư pháp thẩm tra, quyền im lặng lan rộng khắp lục địa châu Âu. Đến cuối thế kỷ 20, do sự phát triển luật pháp quốc tế mà sự phổ cập ngày càng tăng của một số biện pháp bảo vệ quyền im lặng. Sự ra đời của quyền im lặng đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nhân loại.Khi nói về quyền im lặng, người ta thường nhắc đến “Miranda warning” bắt nguồn từ vụ Miranda. Quyền im lặng có thể hiểu “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa.” Trước án lệ Miranda, các Tòa án Hoa Kỳ thường đánh giá lời khai của nghi phạm được thu thập trong phòng thẩm vấn của cảnh sát dựa trên trình tự tố tụng công bằng nhưng án lệ Miranda 1966 đã chuyển trọng tâm của các tiêu chí đánh giá lời khai sang quyền im lặng.
Tháng 6/1963, Miranda ra tòa với tội danh cướp và hiếp dâm bị tuyên phạt 30 năm tù. Tháng 4/1965, Tòa án Tối cao Arizona tái khẳng định bản án sơ thẩm. Quyết định này thu hút sự chú ý của luật sư nổi tiếng Robert J.Cocoran, ông thừa biết cảnh sát dễ dàng có được lời nhận tội ngay từ ban đầu từ những nghi phạm không biết đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cocoran gọi điện cho John J.Flynn đề nghị nhận bào chữa vụ Miranda. Flynn đồng ý và nhờ John P.Frank giúp đỡ.
Sáng 28/2/1966 John Flynn có hai nhiệm vụ. Trước tiên, phải thuyết phục được 9 thẩm phán rút ra một kết luận rằng hầu hết công dân Mỹ đang ở trong tình thế bất lợi về pháp lý nếu họ bị cảnh sát truy xét. Thứ hai, John Flynn muốn các thẩm phán tập trung vào vấn đề công dân được cảnh báo vào lúc nào.
Bốn tháng sau, Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ Earl Warren viết trong phán quyết rằng một người bị bắt giữ trước khi bị thẩm vấn phải được thông báo rõ ràng rằng họ có quyền giữ im lặng và bất kỳ điều gì người đó nói ra sẽ được sử dụng để chống lại người đó trước tòa. Phán quyết cũng khẳng định rằng chỉ khi nghi phạm được thông báo rõ ràng và dứt khoát về quyền hiến định của họ trước khi thẩm vấn thì những lời khai của họ mới được chấp nhận.
Thực tiễn áp dụng quyền im lặng tại Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về “quyền im lặng”. Tuy nhiên, có một số quy định gián tiếp trong một số điều ở Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được hiểu chung là quyền im lặng.Tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, lần đầu tiên quyền im lặng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được ghi nhận; Cụ thể, theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 58, điểm c khoản 2 điều 59, điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp có quyền trình bày lời khai, ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội
Có thể thấy, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự chủ trong việc khai báo; “trình bày lời khai” là quyền chứ không phải nghĩa vụ bắt buộc. Theo đó, họ có thể trình bày lời khai hoặc không. Việc không trình bày lời khai thể hiện ở việc im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền ép buộc người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp.
Như vậy, có thể hiểu rằng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoàn toàn có quyền im lặng. Việc họ không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những điều bất lợi cho bản thân sẽ không bị coi là tình tiết tăng nặng.
Quyền im lặng được quy định từ lâu trong Bộ luật tố tụng hình sự và đã được đảm bảo thực thi ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, … trong đó có cả Việt Nam. Trên đây là bài viết về Lịch sử ra đời của quyền im lặng và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Nếu có góp ý hay cần tư vấn thêm, quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm các bài viết khác tại đây: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét