Xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới là nhiệm vụ thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Vậy thì từ chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 và thực trạng biên giới biển đảo Việt Nam hiện nay đã nói lên những gì? Việt Nam đã, đang và sẽ làm gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nay? Mời Qúy độc giả đến với bài viết sau đây:
Rạng sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã điều động một lượng lớn quân đội và vũ khí hiện đại nhất tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta.
TQ đã huy động 60 vạn quân, tấn công trên toàn tuyến biên giới từ Quảng Ninh đến Phong Thổ dài trên 1.000 km, tập trung vào 3 khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai với Lào Cai là trọng điểm. Ngoài ra TQ còn mang theo mấy trăm máy bay, và một số tàu chiến thuộc hạm đội Nam hải sẵn sàng tham chiến khi cần thiết.
Có thể chia cuộc chiến làm hai giai đoạn:
• Giai đoạn tấn công: thời gian 17 ngày (từ 17/2 đến 5/3/1979):
Ngày 17/2-19/2: Quân đội TQ đột kích trên toàn tuyến biên giới dài trên 1.000 km chiếm một số vị trí tiền duyên của ta. Ngày 20/2: Chiếm thị xã Lào Cai, thị trấn Đồng Đăng. Ngày 21/2: Chiếm thị xã Cao Bằng. Ngày 22/2: Chiếm thị trấn Bảo Lộc. Ngày 23/2: Chiếm thị xã Hà Giang. Ngày 24/2: Chiếm thị trấn Cam Đường. Các ngày sau đó 2 bên đánh nhau dữ dội tại vùng gần Lạng Sơn, Sapa. Ngày 5/3 TQ chiếm Sapa và một phần thị xã Lạng Sơn.
Ngay trong ngày hôm đó (5/3), TQ tuyên bố đã đạt mục đích, bắt đầu rút quân khỏi VN. VN tuyên bố tổng động viên toàn quốc. Một sư đoàn chính quy VN điều từ Campuchia và Lào đã về tới sát mặt trận. Liên Xô bắt đầu tăng quân tới biên giới Trung Xô.
• Giai đoạn rút lui: thời gian 10 ngày (từ 6/3 đến 16/3/1979):
Kể từ lúc quân đội TQ rút lui, bộ đội VN không tấn công, truy kích địch. Quân TQ bắt đầu rút khỏi một phần của thị xã Lạng Sơn từ 5/3, đến 12/3 rút hết khỏi Đồng Đăng. Bắt đầu rút khỏi vùng Lào Cai từ 7/3 đến 13/3 thì rút hết; ở Cao Bằng từ 7/3, đến 14/3 thì rút hết. Ngày 16/3/1979 TQ tuyên bố hoàn thành việc rút quân, chiến tranh kết thúc.
Phía Quân đội Việt Nam cũng đã phản kích đánh vào hai thành phố biên giới của Trung Quốc là Malipo và Ninh Minh. Sau đó rút quân về biên giới để phòng thủ. Ngày 1/3/1979, AFP và Tân Hoa Xã đều xác nhận có một cuộc đột kích “cảm tử” vào phi trường Ninh Minh trong tỉnh Quảng Tây, cách xa biên giới 40 km.
Xung đột vũ trang tại biên giới giữa hai nước vẫn còn tiếp diễn thêm hơn mười năm. Tới năm 1991, Quan hệ ngoại giao Việt–Trung mới chính thức được bình thường hóa.
Tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, khó lường, xuất hiện nhiều nhân tố mới có tác động sâu sắc đến trật tự và cục diện thế giới, tác động trực tiếp đến phát triển tình hình ở khu vực Biển Đông; sự phối hợp, thống nhất về nhận thức và hành động trong nhân dân và một số cán bộ về vấn đề chủ quyền biển, đảo còn chưa cao, dẫn đến khó khăn trong chỉ đạo, điều hành; các thế lực phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề biển, đảo để chống phá Đảng và Nhà nước ta; kinh nghiệm quản lý biển, đảo của chúng ta còn hạn chế, năng lực, trang thiết bị của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển cần tiếp tục được củng cố và tăng cường.
• Luật cảnh sát biển 2018 có hiệu lực 01/07/2019 nâng cao vị thế của 1 lực lượng chức năng bảo vệ biển đảo tổ quốc
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2019. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định những hoạt động của lực lượng CSB, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 8 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Theo đó, CSB Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Luật CSB Việt Nam ra đời tiếp tục thể hiện tuyên bố mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp pháp luật quốc tế.
• Nỗ lực tham gia đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vẫn chưa mang lại kết quả.
Ngày 06-8-2017, tại Ma-ni-la (Phi-líp-pin), Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã chính thức thông qua Dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Đây là văn kiện thể hiện bước tiến quan trọng trong tiến trình hướng tới quản lý xung đột ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải bàn bạc, bổ sung, song việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Dự thảo khung này là cơ sở, tiền đề quan trọng cho tiến trình quản lý, giải quyết tranh chấp, xung đột ở Biển Đông để hướng tới hoàn tất một COC có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý, góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Đây là điều mà nhiều quốc gia thành viên ASEAN mong muốn. Thông qua sự kiện quan trọng này, dư luận quốc tế bày tỏ sự ủng hộ một văn kiện COC mang tính ràng buộc về pháp lý và điều quan trọng là COC cần sớm được hoàn thành và có hiệu lực trong thực tế.
• Tổ chức buổi Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc ngày 14/01/2019 tại Lào Cai, tuy nhiên không mang lại kết quả thiết thực.
Ngày 14-1, tại Lào Cai đã diễn ra Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc và Cuộc gặp giữa hai Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc.
Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và kết quả hai bên đã đạt được trong khuôn khổ đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ nhằm triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước và “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, nhất trí thúc đẩy giải quyết vấn đề trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982; kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, không làm phức tạp tình hình, thúc đẩy hợp tác phù hợp, cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định trên biển.
Phía Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về một số diễn biến phức tạp trên biển Đông trong thời gian qua không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.
Đồng thời, hai bên nhất trí tiếp tục cùng các nước ASEAN thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc” (DOC), sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông.
• Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền tại biển Đông.
Đối với các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông, phía người phát ngôn Bộ Ngoại giao luôn nhận định rằng:
Hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam là đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; vi phạm tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôn trọng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực.
• Dự án đặc khu kinh tế Việt Nam
Dự án đặc khu kinh tế là ý kiến định hướng của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về việc thành lập các đặc khu hành chính – kinh tế tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) để thu hút đầu tư; Chính phủ đã chỉ đạo soạn thảo dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu – NV) trình Quốc hội xem xét. Dự thảo này cho phép các nhà đầu tư ngoại quốc mướn đất cho tới 99 năm tại các khu kể trên. Việc xây dựng đặc khu kinh tế mang lại nhiều lợi ích như phát triển kinh tế, ngoại giao…Tuy nhiên cũng tiền ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần xem xét kỹ lưỡng dự thảo luật đặc khu kinh tế trước khi ban hành để tránh hệ lụy về sau.
Chủ trương phát triển kinh tế là tốt, tuy nhiên một nền kinh tế phát triển đi đôi vứi sự tự chủ về chủ quyền mới thật sự hoàn hảo. Vì vậy, Việt Nam cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa để bảo đảm về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “ Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 và thực trạng biên giới biển đảo Việt Nam hiện nay”.
Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật các nội dung về kinh tế, chính trị, những vấn đề nóng hổi của xã hội trong thời gian tiếp theo. Mới Qúy bạn đọc cùng theo dõi.
Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979
Chiến tranh biên giới 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Rạng sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã điều động một lượng lớn quân đội và vũ khí hiện đại nhất tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta.
TQ đã huy động 60 vạn quân, tấn công trên toàn tuyến biên giới từ Quảng Ninh đến Phong Thổ dài trên 1.000 km, tập trung vào 3 khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai với Lào Cai là trọng điểm. Ngoài ra TQ còn mang theo mấy trăm máy bay, và một số tàu chiến thuộc hạm đội Nam hải sẵn sàng tham chiến khi cần thiết.
Có thể chia cuộc chiến làm hai giai đoạn:
• Giai đoạn tấn công: thời gian 17 ngày (từ 17/2 đến 5/3/1979):
Ngày 17/2-19/2: Quân đội TQ đột kích trên toàn tuyến biên giới dài trên 1.000 km chiếm một số vị trí tiền duyên của ta. Ngày 20/2: Chiếm thị xã Lào Cai, thị trấn Đồng Đăng. Ngày 21/2: Chiếm thị xã Cao Bằng. Ngày 22/2: Chiếm thị trấn Bảo Lộc. Ngày 23/2: Chiếm thị xã Hà Giang. Ngày 24/2: Chiếm thị trấn Cam Đường. Các ngày sau đó 2 bên đánh nhau dữ dội tại vùng gần Lạng Sơn, Sapa. Ngày 5/3 TQ chiếm Sapa và một phần thị xã Lạng Sơn.
Ngay trong ngày hôm đó (5/3), TQ tuyên bố đã đạt mục đích, bắt đầu rút quân khỏi VN. VN tuyên bố tổng động viên toàn quốc. Một sư đoàn chính quy VN điều từ Campuchia và Lào đã về tới sát mặt trận. Liên Xô bắt đầu tăng quân tới biên giới Trung Xô.
• Giai đoạn rút lui: thời gian 10 ngày (từ 6/3 đến 16/3/1979):
Kể từ lúc quân đội TQ rút lui, bộ đội VN không tấn công, truy kích địch. Quân TQ bắt đầu rút khỏi một phần của thị xã Lạng Sơn từ 5/3, đến 12/3 rút hết khỏi Đồng Đăng. Bắt đầu rút khỏi vùng Lào Cai từ 7/3 đến 13/3 thì rút hết; ở Cao Bằng từ 7/3, đến 14/3 thì rút hết. Ngày 16/3/1979 TQ tuyên bố hoàn thành việc rút quân, chiến tranh kết thúc.
Phía Quân đội Việt Nam cũng đã phản kích đánh vào hai thành phố biên giới của Trung Quốc là Malipo và Ninh Minh. Sau đó rút quân về biên giới để phòng thủ. Ngày 1/3/1979, AFP và Tân Hoa Xã đều xác nhận có một cuộc đột kích “cảm tử” vào phi trường Ninh Minh trong tỉnh Quảng Tây, cách xa biên giới 40 km.
Xung đột vũ trang tại biên giới giữa hai nước vẫn còn tiếp diễn thêm hơn mười năm. Tới năm 1991, Quan hệ ngoại giao Việt–Trung mới chính thức được bình thường hóa.
Thực trạng biên giới biển đảo Việt Nam hiện nay
Hiện nay, tình hình quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta khá phức tạp, hàm chứa nhiều nhân tố bất ổn, đó là: tranh chấp ở Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, tác động và ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình và phát triển của đất nước ta. Cụ thể, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm phạm nghiêm trọng lãnh thổ Việt Nam, thực hiện nhiều hoạt động trái phép làm leo thang căng thẳng Việt-Trung như: đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, có nhiều hoạt động lấn chiếm lãnh hải, bồi đắp đảo trái phép, xây dựng sân bay, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tập trận trên biển đông năm 2018…Tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, khó lường, xuất hiện nhiều nhân tố mới có tác động sâu sắc đến trật tự và cục diện thế giới, tác động trực tiếp đến phát triển tình hình ở khu vực Biển Đông; sự phối hợp, thống nhất về nhận thức và hành động trong nhân dân và một số cán bộ về vấn đề chủ quyền biển, đảo còn chưa cao, dẫn đến khó khăn trong chỉ đạo, điều hành; các thế lực phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề biển, đảo để chống phá Đảng và Nhà nước ta; kinh nghiệm quản lý biển, đảo của chúng ta còn hạn chế, năng lực, trang thiết bị của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển cần tiếp tục được củng cố và tăng cường.
Các biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Về công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo, Việt Nam đã tiền hành nhiều hoạt động ngoại giao như đàm phán, thương lượng… và xây dựng, củng cố nền kình tế, chặt chẽ trong công tác pháp luật. Tuy nhiên, những biện pháp này chưa thiết thực, chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong đợi. Cụ thể:• Luật cảnh sát biển 2018 có hiệu lực 01/07/2019 nâng cao vị thế của 1 lực lượng chức năng bảo vệ biển đảo tổ quốc
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2019. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định những hoạt động của lực lượng CSB, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 8 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Theo đó, CSB Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Luật CSB Việt Nam ra đời tiếp tục thể hiện tuyên bố mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp pháp luật quốc tế.
• Nỗ lực tham gia đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vẫn chưa mang lại kết quả.
Ngày 06-8-2017, tại Ma-ni-la (Phi-líp-pin), Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã chính thức thông qua Dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Đây là văn kiện thể hiện bước tiến quan trọng trong tiến trình hướng tới quản lý xung đột ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải bàn bạc, bổ sung, song việc ASEAN và Trung Quốc thông qua Dự thảo khung này là cơ sở, tiền đề quan trọng cho tiến trình quản lý, giải quyết tranh chấp, xung đột ở Biển Đông để hướng tới hoàn tất một COC có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý, góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực. Đây là điều mà nhiều quốc gia thành viên ASEAN mong muốn. Thông qua sự kiện quan trọng này, dư luận quốc tế bày tỏ sự ủng hộ một văn kiện COC mang tính ràng buộc về pháp lý và điều quan trọng là COC cần sớm được hoàn thành và có hiệu lực trong thực tế.
• Tổ chức buổi Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc ngày 14/01/2019 tại Lào Cai, tuy nhiên không mang lại kết quả thiết thực.
Ngày 14-1, tại Lào Cai đã diễn ra Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc và Cuộc gặp giữa hai Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc.
Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và kết quả hai bên đã đạt được trong khuôn khổ đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ nhằm triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước và “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”, nhất trí thúc đẩy giải quyết vấn đề trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982; kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, không làm phức tạp tình hình, thúc đẩy hợp tác phù hợp, cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định trên biển.
Phía Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về một số diễn biến phức tạp trên biển Đông trong thời gian qua không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.
Đồng thời, hai bên nhất trí tiếp tục cùng các nước ASEAN thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc” (DOC), sớm đạt được COC thực chất, hiệu quả, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông.
• Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền tại biển Đông.
Đối với các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông, phía người phát ngôn Bộ Ngoại giao luôn nhận định rằng:
Hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam là đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; vi phạm tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôn trọng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực.
• Dự án đặc khu kinh tế Việt Nam
Dự án đặc khu kinh tế là ý kiến định hướng của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về việc thành lập các đặc khu hành chính – kinh tế tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) để thu hút đầu tư; Chính phủ đã chỉ đạo soạn thảo dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu – NV) trình Quốc hội xem xét. Dự thảo này cho phép các nhà đầu tư ngoại quốc mướn đất cho tới 99 năm tại các khu kể trên. Việc xây dựng đặc khu kinh tế mang lại nhiều lợi ích như phát triển kinh tế, ngoại giao…Tuy nhiên cũng tiền ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần xem xét kỹ lưỡng dự thảo luật đặc khu kinh tế trước khi ban hành để tránh hệ lụy về sau.
Chủ trương phát triển kinh tế là tốt, tuy nhiên một nền kinh tế phát triển đi đôi vứi sự tự chủ về chủ quyền mới thật sự hoàn hảo. Vì vậy, Việt Nam cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa để bảo đảm về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “ Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 và thực trạng biên giới biển đảo Việt Nam hiện nay”.
Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật các nội dung về kinh tế, chính trị, những vấn đề nóng hổi của xã hội trong thời gian tiếp theo. Mới Qúy bạn đọc cùng theo dõi.
Xem thêm các bài viết khác tại đây: chuyentuvanphapluat.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét